Thứ Bảy, 19 tháng 11, 2016

Đề thi môn tiếng Anh


1. Đề thi môn Tiếng Anh bậc Tiểu học


Dịch sang Tiếng Việt câu sau:


- Three witches watch three swatch watches. Which witch watches which swatch watch?

Đáp án:

- Ba phù thủy nhìn ba chiếc đồng hồ “Swatch”. Phù thủy nào nhìn chiếc đồng hồ “Swatch” nào?


2. Đề thi môn Tiếng Anh bậc Trung học


Dịch sang Tiếng Việt câu sau:

- Three switched witches watch three Swatch watch switches. Which switched witch watches which Swatch watch switch?

Đáp án:
- Ba phù thủy nhìn ba nút vặn trên đồng hồ “Swatch”. Phù thủy nào nhìn nút vặn nào trên đồng hồ “Swatch”?


3.Đề thi môn Tiếng Anh của sinh viên Đại học Ngoại ngữ



Dịch sang Tiếng Việt câu sau:

- Three swiss witch-bitches, which wished to be switched swiss witch-bitches, watch three swiss Swatch watch switches. Which swiss witch-bitch, which wishes to be a switched swiss witch-bitch, wishes to watch which swiss Swatch watch switch?

Đáp án:

Ba yêu tinh Thụy Sĩ muốn thay đổi giới tính, nhìn ba nút vặn trên đồng hồ “Swatch”. Yêu tinh Thụy Sĩ nào muốn thay đổi giới tính và nhìn nút vặn nào trên đồng hồ “Swatch”?


AI NGHĨ RA BẢY NỐT NHẠC?





















Có lẽ ai cũng đã biết gam nhạc có 7 nốt từ “do” đến “si” – từ thế kỷ thứ 11 đã được tu sĩ Guido d'Arezzo dùng để thể hiện những lời cầu Thánh Giăng – John the Baptist (không phải Saint John, tác giả của Kinh Phúc Âm IV, sách Khải Huyền và 3 lá thư trong Tân Ước). Trong những lời này có lời xin giữ gìn sức mạnh của lời: “Hãy cho chúng con xin những đôi môi thanh sạch, Thánh Giăng, để chúng con có thể bằng tất cả sức mạnh của lời chứng kiến điều kỳ diệu trong sự nghiệp của Ngài”:
UT queant laxis
REsоnare fibris
MIra gestоrum
FAmuli tuоrum
SOLve pоlluti
LAbii reatum
Sancte Iоannes.
Nốt đầu tiên “UT” được thay bằng “DO” trong thế kỷ 17, nốt cuối cùng được thay bằng “SI”, mặc dù không giống tiếng của chữ đầu “sancte – thánh” nhưng dễ hát hơn, mặt khác đó cũng là hai chữ cái đầu của Sancte Iоannes – Thánh Giăng.
Guido d'Arezzo dùng bàn tay trái của mình để biểu thị độ cao của giọng. Các đốt của các ngón tay qui định tương xứng với các nốt cho phép tu sĩ ra hiệu cho dàn đồng ca hát theo nốt nào.


NẾU BẠN YÊU NÀNG... VÀ DỊ BẢN














NẾU BẠN YÊU NÀNG... VÀ DỊ BẢN


Nguyên bản:
Nếu bạn yêu nàng thì hãy để nàng đi. Nếu nàng quay trở về thì nàng là của bạn. Còn nếu không – nàng không bao giờ và chưa bao giờ là của bạn.

Dị bản mới:
Nếu bạn yêu nàng thì hãy để nàng đi. Nếu nàng quay về – nàng là của bạn. Nếu không – nàng chưa từng là của bạn. Nếu nàng ngồi trên giường bạn, ăn cơm bạn, gọi điện thoại nhà bạn và không tỏ ra là bạn để nàng đi, thì hoặc nàng là vợ bạn hoặc bạn là bố của nàng.

Người bi quan:
Nếu bạn yêu nàng thì hãy để nàng đi. Nếu bỗng nhiên nàng quay về thì có thể nàng sẽ là của bạn. Còn nếu không, nàng không bao giờ và chưa bao giờ là của bạn.

Người lạc quan:
Nếu bạn yêu nàng thì hãy để nàng đi. Bạn đừng lo lắng gì, chắc chắn nàng sẽ quay trở lại.

Người hay trả thù:
Nếu bạn yêu nàng thì hãy để nàng đi. Nếu nàng không quay về thì hãy dõi theo nàng và giết.

Hoạn Thư:
Lo gì việc ấy mà lo
Kiến trong miệng chén có bò đi đâu.

Lập trình C++;
if(you-love(m_she)) m_she.free() if(m_she == NULL) m_she = new CShe;

Người bảo vệ quyền động vật:
Nếu bạn yêu nàng thì hãy để nàng đi. Nói chung là mọi sinh vật sống cần được tự do.

Bill Gates:
Nếu bạn yêu nàng thì hãy để nàng đi. Không phụ thuộc vào việc nàng có quay về hay chẳng quay về – bạn cần hệ điều hành Windows mới.

Hồ Dzếnh:
Nếu trót đi, em hãy gắng quay về
Tình mất vui khi đã vẹn câu thề
Đời chỉ đẹp những khi còn dang dở.

Nhà sinh vật học:
Nếu bạn yêu nàng thì hãy để nàng đi. Nàng sẽ tiến hóa.

Arnold  Schwarzenegger:
Hasta la vista, baby. I`ll be back!

Konstantin Simonov:
Đợi anh, anh sẽ về
Trông chết cười ngạo nghễ.

Người đa nghi:
Nếu bạn yêu nàng thì hãy để nàng đi. Nếu bỗng nhiên nàng quay về thì hãy hỏi tại sao nàng đã làm như vậy.

Nhà tâm lý học:
Nếu bạn yêu nàng thì hãy để nàng đi. Nếu nàng quay trở về thì nghĩa là super-ego của nàng chiếm ưu thế. Nếu không – nghĩa là tiềm thức mạnh hơn. Còn nếu nàng không ra đi, thì có lẽ nàng là người mất trí!

Người mộng du:
Nếu bạn yêu nàng thì hãy để nàng đi. Nếu nàng quay trở về thì quả là ác mộng. Còn nếu không – bạn cần ngủ tiếp.

Người kiêu ngạo:
Nếu bạn yêu nàng thì hãy bỏ mà đi. Nếu nàng hỏi bạn vì điều chi thì hãy nhổ nước bọt vào mặt nàng rồi biến.

Nhân viên tiếp thị:
Nếu bạn yêu nàng thì hãy để nàng đi. Nếu nàng quay trở về thì nghĩa là thương hiệu của trên thị trường này đã nổi tiếng. Còn nếu không – bạn hãy phát triển thương hiệu của mình sang những thị trường khác.

Người tham lam:
Nếu em đã có gì rồi thì đừng bao giờ để cho người ta ra đi.

Saadi:
Sau khi chết nếu được lên thiên đàng những chẳng có em
Thì anh sẽ nhắm mắt vào cho khỏi thấy thiên đàng hạnh phúc.

Thomas Moore:
Ngày gặp gỡ hạnh phúc chẳng kéo dài
Bởi hạnh phúc lâu ngày không chịu ở
Nhưng chia ly để hy vọng ngày mai
Ta lại vui niềm vui ngày gặp gỡ.

Lord Byron:
Vĩnh biệt em! Và nếu là mãi mãi
Thì đến muôn đời vĩnh biệt em.




NGUỒN GỐC CỦA TỪ “FUCK”

Có rất nhiều giả thiết về xuất xứ của từ chửi thề phổ biến nhất của tiếng Anh – Fuck. Việc cấm sử dụng từ này nghiêm đến mức trong từ điển tiếng Anh từ này chỉ xuất hiện vào năm 1966. Dưới đây là một số trong rất nhiều giả thiết đó.
Giả thiết cổ điển khẳng định rằng từ này có nguồn gốc từ tiếng Hà Lan, Đức hoặc Thụy Điển, Na Uy. Nghe có vẻ giống như từ fokken, tiếng Hà Lan có nghĩa là “giao phối”, ficken tiếng Đức là “giao hợp” còn từ fokka của tiếng Thụy Điển cũng có nghĩa là “giao cấu”.
Một giả thiết cho rằng “Fuck” là viết tắt của Found Under Carnal Knowledge (Có dấu hiệu nhận biết nhục dục) – chữ viết tắt F.U.C.K thường được ghi trong giấy khám bệnh của những người lính quân đội Đế chế Anh nếu người này mắc bệnh hoa liễu.
Theo một giả thiết khác thì F.U.C.K là viết tắt của Fоrnicatiоn Under Cоnsent оf the King (Sự phóng đãng được vua đồng ý). Thời xưa dòng chữ này được treo trước cửa những ngôi nhà có những người làm chuyện ấy được sự đồng ý của nhà vua.
Một giả thiết nữa thì cho rằng F.U.C.K là viết tắt của Fоrced Unnatural Carnal Knоwledge (Sự nhận biết nhục dục trái tự nhiên (bắt ép) – là một thuật ngữ ngành luật dùng để chỉ sự hiếp dâm ở thế ký XVI.
Và cuối cùng, F.U.C.K là Fоr Unlawful Carnal Knоwledge (Vì sự nhận biết nhục dục bất hợp pháp) – đấy là bản án xuất hiện trên tạp chí Playboy trong thập niên 70 thế kỷ XX viết về những người đàn ông sử dụng dịch vụ gái điếm ở nhiều thế kỷ trước. Cũng trong tạp chí này có bài viết về xuất xứ của từ FUCK.



CON SỐ 13

Số 13 từ thời cổ đại đã được coi là con số xui xẻo. Số 13 đứng ngay sau số 12, vốn được coi là con số hoàn hảo, biểu tượng của sự hài hòa trong trời đất: một năm có 12 tháng và 12 con vật của tử vi, ngày và đêm đều có 12 giờ vv… Số 13 bắt đầu một chu kỳ mới nên phá vỡ sự cân bằng vốn có trước đây. Bởi thế số 13 còn được gọi là con số chết. Theo tục Kabbalah của Do Thái giáo, số 13 và cái chết được thể hiện bằng chữ cái ‘Mem’ trong bảng an-pha-bê Do Thái.

Nhà thơ, nhà hùng biện Hy Lạp cổ đại Hesiod từ thế kỷ VIII tr. CN đã khuyên nông dân không gieo hạt giống vào ngày 13. Lịch âm Babylon đặt tên cho tháng nhuận thứ 13 là “quạ đen bất hạnh”.

Dù sao thì thời cổ đại con người ta có thái độ đối với cái chết không như người ngày nay. Thời đó người ta tin vào luân hồi chuyển kiếp (Reincarnation) nên cái chết cũng có nghĩa là sự bắt đầu của một cuộc sống mới, và đó cũng là ý nghĩa của con số 13: kết thúc chu kỳ cũ, bắt đầu chu kỳ tiếp theo.

Đến thời độc thần giáo phổ biến thì cái chết làm cho con người khiếp sợ, cùng với cái chết là con số 13. Từ thời Trung cổ trở đi con người sợ con số 13 bất chấp những suy diễn của toán học và lô-gích học. 

Chứng sợ số 13 (Triskaidekaphobia) phổ biến khắp thế giới. Ở Mỹ nhà không có tầng thứ 13, mặc dù thực chất là tầng thứ 13 nhưng người sống ở đó dứt khoát là họ sống ở tầng 14. Ở Pháp không có nhà số 13, trên một số máy bay không có hàng ghế thứ 13, tiếp sau hàng thứ 12 là 14. Người ta coi là điềm gở nếu 13 người tập trung quanh một cái bàn hay trong một dịp nào đấy và tin rằng một người trong số này sẽ chết trong năm đó. Có những người vào ngày 13 là chỉ ngồi ở nhà mà không đi đâu, đặc biệt là nếu trùng vào ngày thứ sáu.

Tuy nhiên, không phải tất cả mọi người và mọi lúc, mọi nơi đều có thái độ như trên với con số 13. Ở châu Mỹ ta gặp nhiều trường hợp ngược lại. 

Người Maya và người Aztec coi 13 là con số thiêng. Theo truyền thuyết của các dân tộc này thì bầu trời được chia thành 13 bậc, trong mỗi bậc như thế có vị thần của mình. Tuần lễ của các dân tộc này cũng có 13 ngày.


Những người sáng lập ra nước Mỹ cũng rất thích con số 13. Có thể giải thích điều này là số bang của nước Mỹ trong ngày đầu độc lập gồm 13, nhưng quan trọng hơn, con số này là biểu tượng cho sự kết thúc của cái cũ và sự sinh ra của cái mới, thể hiện ước mơ của người Mỹ xây dựng một quốc gia độc lập, tách biệt với truyền thống của châu Âu già cũ. Chẳng biết có phải như vậy không nhưng số 13 hiện diện trong tất cả các phần của Quốc huy nước Mỹ. Nhìn vào Quốc huy này ta thấy: trên đầu con đại bàng là một chùm sao gồm 13 chiếc. Bàn chân trái của con đại bàng giữ 13 mũi tên, còn bàn chân phải giữ cành ô-liu có 13 lá và 13 quả. Dòng chữ “E pluribus unum” (từ nhiều thành một) trên Quốc huy cũng gồm 13 chữ cái, và nữa, số sọc trắng và đỏ trên cờ Mỹ cũng gồm 13.

Thế kỷ XIX ở New York có 13 người đàn ông thành lập câu lạc bộ “Mười ba” với mục đích phê phán quan niệm rằng con số 13 là xui xẻo. Buổi tiệc lễ long trọng của câu lạc bộ này được tổ chức vào ngày thứ sáu, 13 tháng 1 năm 1882 trong phòng số 13, từ 7.13 đến 13.00 giờ. Các thành viên của câu lạc bộ tập trung hàng tháng vào ngày 13 và đóng lệ phí lần đầu tiên là 1 đô la 13 cent và cho cả đời là 13 đô la. Câu lạc bộ này đã rất thành công và sau đó người ta còn mở thêm chi nhánh ở London.

Từ xa xưa con số 13 đồng nghĩa với Quỉ Satan. Nếu đem so sánh sự phá bỏ và biến đổi với trật tự trời đất (mà số 12 là tượng trưng) thì ta sẽ thấy đó là những nét đặc trưng của Quỉ Satan và Bóng tối. Con người sợ con số 13 là vì nguyên nhân này, người ta thường không muốn thay đổi nếp sống và trật tự quen thuộc lấy một đời sống tương thích trong thế giới thực.
Tự bản thân con số 13 không phải là may mắn hay xui xẻo. Con số 13 tượng trưng cho sự biến đổi và mối liên hệ giữa cái đang có và cái sẽ đến.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét