Thiên hạ thường tỏ ra sự quan tâm đối với những người
điên, mà đặc biệt là những người điên vĩ đại.
“Thiên tài” – tiếng Latin “genius” nghĩa là tài năng ở
mức độ cao nhất. Người ta khâm phục những thiên tài, tuy vậy cũng có khối kẻ
không yêu, thậm chí căm ghét và ganh tỵ. Bởi thế, ở đời này cứ mỗi Mozart luôn
có ít nhất một Salieri.
Người đời vẫn cho rằng tài năng là do trời phú, rằng
những người tài năng cả đời sử dụng món quà này miễn phí. Trên thực tế những
người như vậy không hẳn sống dễ dàng với những khả năng thiên phú của mình.
Thiên tài là gì? Là những con người bình thường hay những người điên?
Một thời người ta tranh cãi về chuyện nhà văn Jonathan Swift – tác giả của Gulliver's Travels. Cuối cùng, các bác sĩ kết luận: Điên!
Để chứng minh cho điều này
người ta đưa ra những chứng cứ: thứ nhất là trước khi nhà văn qua đời, hội đồng
giám định đã kết luận không có năng lực hành vi, thứ hai là mất trí nhớ, không
còn nhận ra những người thân, bạn bè và những người quen biết, thứ ba là đã
tham gia tích cực vào việc xây dựng nhà thương điên ở Ai-len với hy vọng là mình
sẽ là một trong những bệnh nhân đầu tiên của nhà thương điên này.
Nhạc sĩ Schumann mắc bệnh
loạn trí từ tuổi 24 còn đến năm 46 tuổi thì mất trí hẳn. Ông luôn bị ám ảnh bởi
những chiếc bàn biết nói, ông nhìn thấy những âm thanh xếp thành những hợp âm
và những đoạn nhạc.
Nhà thực vật học, bác sĩ Carl Linné
đến tuổi 60 thì bị rơi vào trạng thái ngẩn ngơ và lãnh cảm.
Nhà văn Harrington cảm thấy ý
tưởng bay ra từ miệng của ông như những con chuồn nên đã dùng chổi để xua đuổi
chúng.
Nhà triết học, nhà toán học Cardano
cảm thấy các cơ quan của chính phủ đang ráo riết theo dõi những hoạt động của
ông, còn thịt mà người ta bán cho ông đã được ướp với lưu huỳnh.
Mozart bị bệnh cuồng ám ảnh,
ông thường nói rằng người Ý muốn đầu độc ông.
Sự nhạy bén rất tập trung và được
phóng đại cũng như chứng amôni là nét đặc trưng của những thiên tài. Những
thiên tài giống như những người điên, không biết tính điều độ trong tất cả mọi
thứ. Nhiều thiên tài mắc chứng nghiện rượu.
Nhà viết kịch Ibsen uống say
là vò xé tất cả những gì trong tầm tay với, thường xuyên hủy hết những gì đã
viết ra.
Van Gogh vẽ cả đêm cả ngày, uống hàng xô rượu Absente,
lấy dao cắt tai bên trái rồi vẽ chân dung của mình như vậy, tự tử vào năm 37
tuổi. Sau khi ông chết, các bác sĩ tổng hợp 150 chẩn đoán bệnh của vô vàn thứ
bệnh mà danh họa mắc phải lúc còn sống.
La Rochefoucauld viết: “Chỉ những người vĩ đại mắc phải
những chứng tật vĩ đại”. George Sand viết: “Đây là những người vĩ đại. Đọc tiểu
sử cuộc đời họ thật là hay, ngắm nhìn chân dung họ thật là dễ chịu nhưng thật
khó chịu khi tiếp xúc. Họ nghiệt ngã và độc tài, họ lập dị, cáu bẳn và đa
nghi”.
Schopenhauer nói rằng thiên tài không chỉ quá quắt mà còn
nghiệt ngã và vô đạo đức, họ rất khó kết bạn. Trên đỉnh cao của ý nghĩ là sự cô
đơn. Và chính Schopenhauer cũng có lần đánh một bà già, phải trả tiền nuôi suốt
đời.
Cesare Lombroso viết: “Có thể nói những thiên tài cũng y
hệt như những người điên rồ, họ suốt đời cô đơn, lạnh lẽo và hờ hững với trách
nhiệm gia đình”.
Heine viết về mình: “Hưng phấn trí tuệ của tôi là kết quả
của một thứ bệnh nhiều hơn là thiên tài. Để xoa dịu đi nỗi đau khổ tôi phải làm
thơ. Trong những đêm khủng khiếp, điên cuồng vì cơn đau cái đầu của tôi vật vã
từ phía này sang phía khác bắt cái lục lạc trong mũ ni sờn cũ phải vang lên...
Sáng tạo – đấy là một thứ bệnh của tâm hồn, giống như ngọc trai mắc thứ bệnh
của loài nhuyễn thể”.
Thiên tài không
bình thường từ những thói quen và những hành động kỳ quặc, lạ lùng.
Schiller chỉ sáng tác được khi trên bàn làm việc của ông
có những quả táo thối rữa.
Haydn không làm việc được nếu thiếu chiếc nhẫn có viên
kim cương: ông ngắm nhìn nó từng phút một.
Wagner khi sáng tác thường rắc những mảnh vải lụa màu sắc rực rỡ lên
bàn ghế và thường mân mê chúng trên tay.
Zola khi viết tiểu thuyết thường trói mình vào ghế.
Musset làm thơ dưới ánh sáng nến mờ và chỉ một mình bên
chiếc bàn có hai thứ đồ vật để hình dung ra người phụ nữ yêu dấu sắp đến và sẽ
ăn tối với ông.
Charlot Bronte thường ngừng viết nửa chừng để đi gọt
khoai tây.
Dumas (con) thường ăn 5 lần để lấy cảm hứng viết.
Danh họa Henri Matisse nói với người vợ sắp cưới của
mình: “Tôi yêu em, tiểu thư ạ nhưng em nên biết rằng tôi sẽ còn yêu hội họa
nhiều hơn nữa”. Họa sĩ thiên tài này mắc chứng bệnh mất ngủ, đôi khi nức nở
trong cơn mê và tỉnh dậy với tiếng kêu của thú dữ. Có lần ông mơ thấy mình bị
mù rồi đi học chơi vĩ cầm đề phòng khi bị mù thì sẽ đi hát rong trên đường phố
để kiếm tiền.
Flaubert trong khi viết thường nức nở cùng với nhân vật.
Ông cười, khóc và đôi khi chạy trong phòng và nói to lời của nhân vật.
Montesquieu khi viết thường đạp
chân mạnh xuống nền nhà. Dưới bàn viết của ông dễ nhìn thấy những chỗ lõm.
Houghton khi viết văn thường sử dụng dao hoặc kéo. Trong
những đêm thức để viết ông đã gọt không chỉ một chiếc bàn, nhiều chiếc ghế và
có một lần đã cắt một chiếc váy của vợ ra từng mảnh nhỏ.
Những nhà tư
tưởng nghĩa là trong não của họ thường xuyên có sự làm đầy máu (xung huyết),
cơn nóng trong đầu và nguội lạnh tứ chi, khuynh hướng đau những bệnh về não và
ít nhạy cảm với cái lạnh.
Balzac khi viết tiểu thuyết thường đứng chân trần trên
nền đá.
Russo đứng ngoài trời nắng không đội mũ để bắt đầu óc làm
việc với cường độ cao hơn.
Schiller khi sáng tác thường ngâm chân trong nước lạnh
Edgar Poe ngồi im lặng hàng giờ trước bàn viết và nhìn tờ
giấy trắng đặt trên bàn.
Maeterlink cũng gần như vậy. Mỗi buổi sáng ông ngồi 3 tiếng trước bàn viết, ngay cả những khi không có một ý nghĩ trong đầu.
George Sand hàng ngày viết đến 11 giờ mà nếu viết xong
vào 10 giờ 30 phút thì sẽ bắt đầu viết tiểu thuyết mới trong 30 phút.
La Fontaine khi có cảm hứng là thường đi lại trên đường
phố, không để ý đến những người xung quanh, mặc cho họ lấy làm ngạc nhiên khi
thấy ông làm cử chỉ, giẫm chân và kêu to với mỗi dòng được sinh ra.
Những người sống gần nhà Bernard Shaw kể rằng khi tuổi đã
già ông vẫn thường đi ủng cao su, mặc áo choàng rồi nói với họ: Tôi đi viết
kịch đây! Thế rồi ông đi ra chợ, nơi rất đông người. Đôi khi người ta thấy ông
đi tàu ra ngoại ô cầm một cuốn sổ và viết liên tục.
Schubert sống chỉ có 31 năm. Những tác phẩm mà ông yêu
thích trước khi công bố, nhất định phải chơi thử trên cái lược.
Dumas (bố) chỉ viết trên giấy kẻ ô vuông. Nếu giấy kẻ ô
vuông không còn là ông nghỉ việc.
Anatole France, ngược lại, không bao giờ quan trọng giấy
gì, gặp gì viết nấy: viết cả trên phong bì, giấy mời, vé xem phim, kịch hoặc
những bức thư đã cũ, thậm chí cả trên danh thiếp.
Tính lơ đãng và
hay quên của một số thiên tài cũng thật lạ lùng. Có thể giải thích là sự tập
trung cao độ cho sáng tạo, khi mà mọi thứ xung quanh dường như không tồn tại.
Diderot quên ngày tháng năm và tên những người thân.
Goethe và Gogol không để ý đến sự nguy hiểm chết người
trong khi làm việc.
Một lần nhà bác học Marie Ampere ra khỏi nhà và lấy phấn
viết lên cửa: “Ampere chiều mới về”. Nhưng đến trưa thì ông đã quay về. Nhìn
thấy dòng chữ trên cửa nên ông lại đi ra phố, quên mất rằng ông chính là
Ampere. Ông cũng thường sỉ mũi vào tấm giẻ lau bảng rồi chùi vào bụi phấn làm
cho sinh viên phì cười.
Nhà bác học Newton có lần tiếp khách, muốn mời khách uống
chén rượu, ông vào phòng trong lấy rượu. Khách cứ ngồi đợi mà không thấy chủ
quay lại. Hóa ra khi đi vào phòng làm việc ông suy nghĩ về công việc mà quên
mất là mình đang có khách. Lại có lần Newton chuẩn bị rán trứng, cầm theo chiếc
đồng hồ để xem thời gian, hai phút sau quả trứng vẫn cầm trên tay còn ông đang
rán chiếc đồng hồ.
Khi viết “Các
nguyên lý toán học” Newton đắm chìm trong suy tưởng đến mức quên cả ăn và
mặc quần áo. Có hôm ông ăn mà không để ý là mình ăn, quên ăn. Nhưng có một lần
vì tính lơ đãng mà ông đã phải trả một giá đắt: một hôm đi ra khỏi nhà ông quên
tắt cây nến trên bàn, đám cháy xảy ra và toàn bộ bản viết tay – thành quả lao
động trong nhiều năm bị cháy trụi. Ông bị choáng váng một thời gian.
Còn nhà bác học Einstein một hôm gặp người bạn, khi ông
đang chìm đắm trong suy nghĩ, đã nói với người bạn này: “Tối nay cậu sang nhà
tớ nhé, giáo sư Stimson cũng đến đấy”. Người bạn cảm thấy vô cùng bối rối đã
nói: “Thì tớ là Stimson này”. Einstein trả lời: “Điều này quan trọng gì đâu,
tối nay nhớ đến đấy nhé!”
Những ý tưởng vĩ đại được nảy sinh đột ngột và phát triển
một cách vô thức giống như hành động không suy nghĩ của những người mất trí.
Theo nhận xét của các bác sĩ tâm thần thì giữa những người điên khi lên cơn và
những thiên tài khi sáng tạo có những điểm giống nhau đến lạ lùng.
Những thói quen
lạ lùng:
Winston Churchill có thói quen thay ga trải giường hằng đêm. Những
phòng của khách sạn thường xếp hai chiếc giường gần nhau để nửa đêm là ông lại
đổi giường. Nhiều người giải thích đấy là do hệ bài tiết của ông quá phát
triển, nói một cách khác là ông ra mồ hôi nhiều.
Einstein có thói quen không mang tất bao giờ. Năm 2006
người ta tìm thấy trong những lá thư riêng điều ông thừa nhận với vợ mình: “Ngay cả trong những buổi lễ
long trọng nhất anh cũng không mang tất và anh che dấu điều không văn minh này
bằng những đôi giày cao cổ”.
Charles Dickens hễ viết được 50 dòng là phải uống một
ngụm nước nóng.
Johannes Brahms thường xuyên đánh giày ngay cả khi
không cần để lấy cảm hứng sáng tác.
Beethoven thường xuyên không cạo râu vì cho rằng cạo râu làm mất
nguồn cảm hứng. Còn trước khi ngồi vào bàn sáng tác ông xối lên người một xô
nước lạnh, theo ông điều này kích thích não làm việc.
Benjamin Franklin mang vào phòng làm việc rất nhiều phó
mát.
Goethe chỉ viết trong phòng kín, không thông gió.
Balzac chưa ngồi vào bàn làm việc nếu chưa uống 5-7 ly
cà phê.
Còn Voltaire uống 50 ly cà phê mỗi ngày.
Puskin thích bắn tên trong nhà tắm hơi. Làng
Mikhailovskoie không còn giữ lại được thứ gì từ thời Puskin nhưng bức tường nhà
tắm mà Puskin từng bắn còn giữ được hầu như nguyên vẹn.
Nhà vật lý Walther Nernst nuôi rất nhiều
cá chép. Khi người ta hỏi tại vì sao ông không nuôi gà hay nuôi ngựa thì nhà
vật lý trả lời rằng cá chép là loài máu lạnh chứ những loài động vật kia máu
nóng. Ông không muốn làm cho không gian nóng lên bằng tiền của mình.
Nhà sử học Theodor Mommsen
(giải Nobel Văn học năm 1902) không cho phép người ta kéo điện vào nhà. Ông chỉ
làm việc dưới ánh đèn dầu. Một hôm ông đi vắng người ta đã kéo điện vào nhà
nhưng ông chỉ sử dụng điện khi tìm diêm để thắp đèn dầu.
Jack the Ripper - biệt danh
của kẻ giết người nổi tiếng nhất thế ký XIX, chỉ hành động vào ban đêm.
VỀ NHỮNG GIẤC MƠ
Ai cũng có
giấc mơ. Mọi người đều có giấc
mơ, trừ những người mắc bệnh tâm lý đặc biệt. Đàn ông và phụ nữ mơ và cảm giác
khác nhau. Đàn ông thường mơ về những người đàn ông khác, còn phụ nữ mơ về đàn
ông và phụ nữ ngang nhau.
Giấc mơ tốt
cho sức khỏe. Những nghiên cứu mới
nhất cho thấy mơ là tốt cho sức khỏe con người. Những người tham gia thử nghiệm
cho thấy nếu trong phần đầu của giấc mơ mà họ bị thức dậy thì họ dễ nổi nóng và
rất khó tập trung mặc dù họ vẫn được cho ngủ 8 tiếng. Những ngày sau đó họ ngủ
sâu và mơ nhiều, có vẻ như đầu óc bù lại phần thiệt thòi cho khi làm thí
nghiệm.
Trong mơ ta
thấy những đồ vật quen thuộc.
Khi mơ ta thường thấy nhiều chỗ không quen, nhiều người ta không biết. Theo
những nghiên cứu thì những chỗ, những người không quen biết này ta đã từng thấy
ở đâu đó ngoài đời nhưng ta đã quên mất. Truyền hình, sách, báo, quảng cáo các
kiểu là nơi mang đến cho ta nhiều gương mặt mới, nhiều phong cảnh, âm thanh và
nhiều ấn tượng. Phần lớn bị quên nhưng đầu óc của ta lấy những gì từng tiếp
nhận để làm nên những giấc mơ.
Giấc mơ màu
và giấc mơ đen trắng. Khoảng 20 % chỉ thấy
những giấc mơ đen trắng, 80 % còn lại thấy những giấc mơ màu. Đa số người mơ
những giấc mơ có những nét đặc trưng. Đó là khung cảnh nơi trường học, nơi làm
việc, đi chơi, cảm giác bị truy đuổi, khó đi lại hay chạy trốn, cảm giác bị
muộn giờ, thi rớt, thấy người thân yêu của mình bị chết, bị rơi ngã hoặc tai
nạn vv…
Người mù cũng mơ thấy. Nếu một người bị mù sau khi sinh
ra thì vẫn thấy giấc mơ như người sáng mắt. Nếu một người bị mù bẩm sinh thì
cũng vẫn có giấc mơ nhưng những hình ảnh khác với những người mắt sáng. Đấy là
những sự hình dung âm thanh, mùi, cảm giác mà thường người mù rất nhạy cảm.
Thật khó hình dung nhưng nhu cầu trong mơ của cơ thể là rất lớn, đến mức người
ta có thể ngủ trong mọi hoàn cảnh.
Ta quên đến 90 %
những giấc mơ. Sau
khi tỉnh dậy 5 phút là chúng ta quên một nửa những gì thấy trong mơ và 5 phút
tiếp theo – có thể đến 90 %. Nhà thơ Anh nổi tiếng Samuel Taylor Coleridge một
hôm mơ thấy rất rõ ràng nên tỉnh giấc là ông viết ngay ra giấy. Thế là có một
trường ca Kubla Khan nổi tiếng nhưng
không có kết thúc vì nhà thơ quên nội dung của giấc mơ khi có khách đến. Robert
Louis Stevenson viết Dr. Jekyll and Mr. Hyde, Mary Shelley viết Frankenstein nổi tiếng hay nhà bác học
Dmitry Mendeleev tìm ra bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học đều là
những kết quả từ những giấc mơ.
Những người
đã bỏ thuốc lá mơ những giấc mơ đẹp.
Người đã bỏ thuốc lá có những giấc mơ đẹp và hoành tráng hơn là người đang hút
thuốc hoặc người không hút thuốc. Theo Journal of Abnormal Psychology
thì trong một cuộc thử nghiệm có 300 người tham gia, 1/3 khẳng định rằng họ hút
thuốc trong mơ và họ tỏ ra thất vọng là đã không kiềm chế được. Số còn lại cho
rằng họ thấy giấc mơ đẹp, hoành tráng và thực tế hơn so với khi còn hút thuốc.
Giấc mơ và
những yếu tố bên ngoài. Những yếu tố bên
ngoài như: âm thanh, ánh sáng, mùi, xúc giác – thường được truyền vào giấc mơ
và kết hợp với những gì xảy ra trong mơ. Tiếng nhạc trong buổi sớm từ đâu đấy
thường đi vào giấc mơ của ta, ánh sáng mạnh và mùi cũng vậy... Có khi ta cảm
thấy khát nước và ta uống nước trong mơ nhưng không đã cơn khát… Khi thức
dậy quả là ta khát nước và chỉ dìm được cơn khát ngoài đời thực. Chính yếu tố
này là cảm hứng cho danh họa Salvador Dalí vẽ bức họa độc đáo và nổi tiếng: Sueño causado por el vuelo de
una abeja alrededor de una granada un segundo antes de despertar
(Giấc mơ từ những con ong bay quanh cây lựu trước khi tỉnh giấc một giây).
Khi mơ thân thể ta bị tê liệt. Khi ta mơ thì cơ thể
không nhúc nhích để không lặp lại những gì đang xảy ra trong mơ – tuyến nội
tiết cung cấp chất hữu cơ cho giấc mơ, còn não truyền tín hiệu làm giãn cơ bắp.
Ngoài ra, nếu người ngủ mà ngáy to thì trong thời điểm ngáy không mơ được. Trẻ
em dưới 3 tuổi không mơ thấy bản thân mình, còn từ 3 đến 8 tuổi thấy nhiều ác
mộng hơn người lớn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét