Thứ Ba, 18 tháng 9, 2018

Những cách đặt tên cho công ty


NHỮNG CÁCH ĐẶT TÊN CHO CÔNG TY

Người sáng lập đặt tên cho công ty của mình cũng như cha mẹ đặt tên cho con cái vậy. Đó là những gửi gắm, những ước mong thầm kín được đặt vào cái tên. Có nhiều trường hợp người sáng lập chỉ việc lấy tên của mình đặt cho tên công ty. Lại có nhiều trường hợp rất ngẫu nhiên, thậm chí nhầm lẫn, kể cả nửa đường đứt gánh... Nhưng có lẽ Đức Chúa Trời chỉ xét theo sự chân thành, theo cái tâm của người đặt nên công ty của họ ngày càng phát triển, sản xuất và buôn bán ngày một phát tài. Xem cách đặt tên của các công ty lớn trên thế giới ta sẽ thấy một điều là công ty của họ đã lớn từ việc lựa chọn cái tên.
Dưới đây là tên các công ty lớn trên thế giới được giải mã theo những giả thiết đáng tin cậy nhất và đã trở nên phổ biến. Tên các công ty xếp theo trật tự ABC.

Adobe – tên công ty này lấy tAdobe Creek, là n con sông gần nhà của người sáng lập John Warnock.
Adidas – là tên của người sáng lập công ty Ali Dassler. Ông chủ công ty không muốn dùng đầy đủ tên của mình. Tên ông là Adolf.
Apache – công ty này lúc đầu sản xuất bảng nối cho các chương trình. Từ đó mà có APAtCHy, sau chuyển thành Apache.
Apple – là thquả yêu thích của người sáng lập công ty Steve Jobs (nó là trái cấm vườn địa đàng). Suốt ba tháng trời đi tìm một tên gọi mà chưa được, một hôm Steve Jobs đưa ra cho đồng sự tối hậu thư: “Tôi sẽ gọi công ty Apple, nếu 5 giờ sáng mai các anh không có đề nghị nào hay hơn”. Apples Macintosh – tên một loại táo có khắp thị trường nước Mỹ từ ngày đấy.
Canon – dựa theo Kwanon, nghĩa là Phật Quan âm (tiếng Anh: Buddhistic Goddess of Mercy), nhưng để tránh sự phản đối của các tổ chức tôn giáo, được viết thành Canon.
Casio – được đặt theo tên người sáng lập Kashio Tadao.
Cisco – viết tắt từ San Francisco.
Compaq – com và paq (một chi tiết kết nối).
Corel – dựa theo tên người sáng lập công ty, Michael Cowpland. Giải mã từ: COwpland REsearch Laboratory (Phòng thí nghiệm khảo cứu của ông Cowpland).
Daewoo – nhà sáng lập công ty Kim Wo Chong gọi tên công ty của mình rất khiêm tốn: “Đại Hoàn vũ”. Tiếng Việt nghe như Đê-U-u…
Fuji – núi Phú Sĩ, ngọn núi cao nhất nước Nhật.

Google – tên này từ Googol, có nghĩa là số 1 với 100 số không. Google do Milton Sirotta, cháu của nhà toán học Mỹ, Edward Kasner nghĩ ra. Từ “A Google” được ghi trong tấm ngân phiếu của người sáng lập đầu tiên gửi các đồng sự của mình. Thế rồi tất cả nhất trí gọi hệ thống tìm kiếm như vậy.
HP (Hewlett-Packard) – cả hai nhà sáng lập công ty Bill Hewlett và Dave Packard đã quyết định tung đồng xu để xác định tên ai đứng trước. Và như chúng ta đã biết, Bill may mắn hơn.
Hitachi – tiếng Nhật nghĩa là “Mặt trời mọc”.
Honda – được đặt theo tên người sáng lập Soichiro Honda.
Honeywell – được đặt theo tên người sáng lập Mark Honeywell.
Hotmail - Jack Smith và Sabeer Bhatia quyết định chọn từ này vì trong nó có cả các chữ HTML (ngôn ngữ của trang web).
Hyundai – tiếng Hàn nghĩa là “Đương thời”.
IBM – International Business Machines.
Intel – Bob Noyce và Gordon Moore muốn đặt tên công ty là Moore Noyce nhưng lúc đó đã có mạng lưới cửa hàng tồn tại. Bởi vậy, cả hai người quyết định dừng lại ở chữ viết tắt của INTegrated Electronics.
Kawasaki được đặt theo tên người sáng lập Shozo Kawasaki.
Kodak – k là chữ cái yêu thích nhất của George Eastman, người sáng lập công ty này. Ông ta đi tìm một từ mà bắt đầu và kết thúc bằng k. Mặt khác, chữ k trong bảng an-pha-bê của tất cả các ngôn ng (trừ các ngôn ngữ tượng hình) đều viết giống nhau. Và một điều nữa, khi ta chụp ảnh thì tiếng máy ảnh nghe như: cô-ô-đắc (Kodak).
Konica – trước đây có tên là Konishiroku Kogaku.
LG – là hai chữ cái đầu của các brand-name: Lucky и Goldstar.
Lotus – người sáng lập công ty này Mitch Kapor tập thiền. T đó công ty lấy tên theo một kiểu ngồi thiền.
Microsoft — MICROcomputer SOFTware. Đầu tiên viết Micro-Soft. Sau đó người ta bỏ đi dấu gạch ngang.
Mitsubishi – do người sáng lập, ông Yataro Iwasaki nghĩ ra năm 1870. Từ này theo tiếng Nhật có nghĩa là “Ba viên kim cương”.
Motorola – người sáng lập, ông Paul Galvin nghĩ ra tên này khi công ty của ông bắt đầu sản xuất đài (radio) cho xe ô tô. Các công ty cung cấp phụ tùng thời đó đều có tên kết thúc bằng ch“ola”.
Mustek – là Most Unique Scanning Technologies (công nghệ Scan tốt nhất), “k” thay vì “ch”.
Nabisco – đầu tiên là The NAtional BISCuit Company, từ năm 1971 đổi thành Nabisco.
NEC  đầu tiên là Nippon Electric Company, Ltd. Viết tắt từ 1983.
Nikon – đầu tiên là Nippon Kogaku, nghĩa là “quang học Nhật Bản”.
Nintendo – bao gồm ba từ Nhật Nin-ten-do, có nghĩa là “trời xanh cảm tạ công việc nặng nề”.
Nissan – trước kia có tên là Nichon Sangio, nghĩa là “công nghiệp Nhật Bản”.
Nokia – đầu tiên là một nhà máy chế biến đồ gỗ, sau đó sản xuất cả những sản phẩm từ cao su ở thành phố Nokia, Phần Lan.
Novell – do vợ của George Canova, người đồng sáng lập công ty nghĩ ra. Cô này đã nhầm lẫn khi nghĩ rằng “Novell”, tiếng Pháp nghĩa là “mới”.
Oracle – những nhà sáng lập, Larry Ellison và Bob Oats thực hiện một dự án cho CIA, mật mã của dự án này là Oracle. Sau đó dự án bị hủy nhưng cái tên thì vẫn còn lại.
Philips – mang họ của người sáng lập. Công ty này do Gerard Philips thành lập năm 1891 ở Eindhoven, Hà Lan.
Samsung – tiếng Hàn nghĩa là 3 ngôi sao.
Sanyo – tiếng Hán nghĩa là “ba đại dương”.
SAP – “Systems, Applications, Productss in Data Processing”, do 4 người trước đây làm cho hãng IBM thành lập. Cả bốn người cùng làm ở nhóm Systems/Applications/Projects.
SCO – xuất phát từ: Santa Cruz Operation.
Siemens – do Werner von Siemens thành lập năm 1847.
Sony – từ tiếng Latin “Sonus”(âm thanh), còn sonny nghĩa là cô bé (tiếng lóng).
Subaru – là tên một chòm sao.
SUN – là công ty phần mềm do 4 cựu sinh viên Đại học Stanford sáng lập. SUN là viết tắt của Stanford University Network.
Suzuki được đặt theo tên người sáng lập Michio Suzuki.
TDK – Tokyo Denki Kogaku.
Toshiba – là tên ghép của hai công ty hợp nhất Tokyo Denki (Tokyo Electric Co) và Shibaura Seisaku-sho (Shibaura Engineering Works).
Toyota được đặt theo tên người sáng lập Sakichi Toyoda. Sau đó đổi sang Toyota cho dễ nghe hơn. Toyota bằng tiếng Nhật gồm 8 chữ cái (số 8 là con số may mắn của người Nhật).
Xerox – tiếng Hy Lạp: xer – nghĩa là khô. Nhà phát minh Chester Carlson muốn lấy tên là “khô” bởi vì vấn nạn của máy photocopy thời đó là “ướt”.
Yahoo – từ này do nhà văn Jonathan Swift nghĩ ra trong cuốn “Những cuộc phiêu du của Gulliver (Gulliver's Travels). Những nhà sáng lập công ty, Jerry Yang và David Filo chọn tên này vì họ tự coi mình là những Yahoo. Tuy nhiên, hiện nay có xu hướng giải mã tên này là: Yet Another Hierarchical Officious Oracle (nghe có vẻ như: “Thêm một hệ thống tìm kiếm xây dựng theo nguyên tắc thứ bậc).
3Com – lấy từ Computer Communication Compatibility Corporation, bỏ đi chữ cuối cùng.
3D Minnesota Mining and Manufacturing Company. 

  
VÌ SAO LẠI QWERTY?

QWERTY (phiên âm tiếng Việt nghe như “cu-của-tý” – là kiểu trình bày bàn phím phổ biến nhất trên các bàn phím máy tính và máy đánh chữ tiếng Anh. QWERTY là sáu ký tự đầu tiên trên hàng phím đầu tiên của bàn phím.
Nhưng tại vì sao lại theo trật tự này?
Những máy đánh chữ đầu tiên có 8 – 10 dãy phím gõ. Một khi người ta chưa nghĩ ra phím “Shift” thì số dấu mổ nhiều gấp đôi số chữ cái: một nửa dùng để gõ chữ viết thường, một nửa – chữ viết hoa.
Nhà phát minh người Mỹ Christopher Sholes chế tạo ra chiếc máy đánh chữ đầu tiên, được sản xuất hàng loạt vào năm 1873, gặp phải một vấn đề sau đây: nếu sắp xếp các phím mổ theo trật tự ABC thì khi gõ nhanh những thanh nối với các phím mổ bị vướng vào nhau. Người đánh máy phải dùng tay gỡ các thanh nối ra. Một người bạn của Sholes, James Densmore đề nghị tách các phím mổ những chữ cái thông dụng ra bốn phía.
Bàn phím QWERTY được sử dụng từ ngày đó cho đến bây giờ. Hiệu quả của việc sắp xếp này vẫn còn là vấn đề tranh cãi. Ý nghĩa của nó là để cho các thanh gõ không bị vướng vào nhau. Nhưng có điều kỳ lạ là ở cái thời mà những người đánh máy giỏi nhất cũng chỉ gõ bằng hai ngón, không ai có thể tin rằng sau này người ta có thể gõ bằng 10 ngón và thậm chí không cần nhìn vào bàn phím.
Từ những ngày đầu tiên Sholes đã hiểu rằng khách hàng có thể sẽ không tin vào cách sắp xếp bàn phím như vậy nên ông đã thuyết phục họ rằng sự sắp xếp này là “theo lời khuyên của các nhà bác học”. Sholes khẳng định rằng với bàn phím QWERTY, các ngón tay cần di chuyển ít nhất. Trên thực tế thì ngược lại: khi đánh những chữ cái thông dụng, các ngón tay cần chạy hết từ góc này sang góc khác. Đa số các cô đánh máy chuyên nghiệp vẫn tin tưởng ở những lời của Sholes.
Một thực tế nữa là có nhiều từ tiếng Anh chỉ gõ ở bên tay trái, trong khi có rất ít từ được gõ ở bên tay phải. Nhưng điều này lại tiện cho những người thường dùng tay phải để di chuột trong khi tay trái gõ bàn phím.

Với sự xuất hiện của máy chữ điện tử thì vấn nạn kẹt đã không còn. Nhiều nhà khoa học đưa ra những bàn phím hiệu quả hơn – các chữ cái thông dụng được bố trí ở giữa bàn phím. Đáng kể nhất trong số này là bàn phím Dvorak do August Dvorak và William Dealey thiết kế và được cấp bằng sáng chế năm 1936.  Sách Kỷ lục Guiness đã xác nhận kỷ lục đánh máy của cô thư ký Barbara Blackburn. Sử dụng bàn phím Dvorak, năm 1985 Barbara Blackburn đánh máy với tốc độ 150 từ/ phút, trong vòng 50 phút tốc độ này đạt đến 170 t và trong một số quãng thời gian ngắn đến 212 t/ phút.
Nhiều nghiên cứu của các nhà khoa học chỉ ra rằng bàn phím QWERTY  ít hiệu quả hơn các bàn phím khác. Những cuộc tranh cãi kiểu này vẫn chưa có hồi kết và chỉ có thời gian có thể xác định ai thắng ai trong vấn đề này. Dù sao thì cho đến ngày hôm nay cả thế giới vẫn sử dụng bàn phím QWERTY. 


QUẢ CHANH

Trong những thứ của ngon vật lạ mà những người lính của Alexander Đại đế mang từ Ấn Độ về châu Âu thì chanh là thứ quả mà người châu Âu chưa hề biết. Người ta gọi chanh là táo Ấn Độ. Nhưng khác với người thời đó – coi chanh là thứ quả ngon, người châu Âu ngày nay không ai ăn chanh bởi vì chanh thì chua. Trong 100 gam chanh có 40 milligam Vitamin C.
Hải quân Anh coi công lao của nhà hàng hải nổi tiếng James Cook không phải là những phát hiện địa lý, mà ông được tặng huân chương Hoàng gia vì đã nghĩ ra cách chữa bệnh sco-bút (bệnh thiếu máu do thiếu sinh tố C) cho thủy thủ bằng quả chanh.
Ô-liu là biểu tượng của hòa bình, nguyệt quế là biểu tượng của vinh quang, mận gai là biểu tượng của sự trừng phạt...Văn học dân gian Tây Ban Nha coi quả chanh là biểu tượng của tình yêu cay đắng, bị dối lừa. Quả cam mới là biểu tượng của tình yêu ngọt ngào. Các nhà báo gọi những vận động viên thể thao không thích trả lời phỏng vấn của họ là “chanh”.
Nhạc sĩ nổi tiếng người Nga Dmitry Shostakovich từng được Nữ hoàng Anh Elizabeth II mời dự tiệc trà. Cuối buổi tiệc trà Shostakovich dùng thìa lấy lát chanh từ trong cốc và… ăn. Theo nghi lễ Hoàng gia thì điều này là không thể được, tất cả quan khách có mặt trong buổi tiệc trà hôm đó cảm thấy vô cùng bối rối. Thấy vậy, Nữ hoàng quyết định thay đổi tình thế bằng cách cũng lấy lát chanh từ trong cốc của mình và ăn. Sau đấy ở nước Anh phổ biến một thói quen ăn lát chanh từ cốc nước trà. Nhà văn Napoleon Hill từng khuyên những người kém may mắn rằng: “Khi cuộc đời chìa quả chanh cho bạn thì bạn đừng than vãn – hãy dùng nó để làm nước ngọt”.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét