Thứ Ba, 18 tháng 9, 2018

Phân loại tình yêu của các nhà tâm lý học



1. Tình yêu như một căn bệnh
Nhà tâm lý học người Mỹ Dorothy Tennov trong cuốn sách “Tình yêu và sự phải lòng” (Love and Limerence) miêu tả tình yêu nồng nàn lãng mạn như một cơ chế sinh học mù cung cấp cho tổ tiên của chúng ta khả năng không chỉ sinh sôi nảy nở, mà còn thời gian để nuôi dạy con cái với nhau. Tennov không nghĩ rằng sự phải lòng là tình yêu đích thực mà mô tả nó như là một trạng thái bệnh có những triệu chứng sau đây.
1. Liên tục suy nghĩ về đối tượng của sự phải lòng.
2. Nhu cầu mãnh liệt và đau đớn về tình cảm đáp lại của đối tượng.
3. Cảm giác hưng phấn trong trường hợp được đáp lại.
4. Tập trung vào đối tượng đến mức mà người ta có thể bỏ qua những trách nhiệm quan trọng và không giải quyết những vấn đề cấp thiết.
5. Nhận thức biến dạng về đối tượng, thường đi với mê sảng. Trong khi đó, những phẩm chất tích cực của đối tượng được phóng đại, và những mặt tiêu cực hoặc bỏ qua, hoặc được coi là hấp dẫn.
6. Có sự lôi cuốn tình dục mạnh mẽ với đối tượng.
Tennov nhấn mạnh rằng mặc dù sự phải lòng và mong muốn đơn giản để có quan hệ tình dục - không phải là một, nhưng sự phải lòng mà không hấp dẫn giới tính là không tồn tại, bởi vì nó là cơ sở của sự phải lòng. Cũng theo ý kiến ​​của Tennov, việc chữa lành “bệnh tình” là hầu như không thể. Chỉ có hai phương thuốc cho bệnh này. Thứ nhất – cắt đứt mọi quan hệ với đối tượng. Cách này rất đau đớn và đôi khi dẫn đến sự trầm uất nhưng với một người bình thường, việc này sẽ đi qua nhanh chóng. Một cách khác – bắt đầu quan hệ. Đặc điểm “đau đớn” của sự phải lòng ở chỗ nó chỉ biến mất thường là từ 1 đến 4 năm sau. Không ngẫu nhiên mà người ta cho rằng sau 4 năm chung sống, người ta thường ly dị.
Tuy nhiên Tennov không coi dự báo cho các cặp là nhất thiết phải bi quan. Ngoài sự phải lòng, nó cũng làm nổi bật một tình yêu thật sự mà có không ít các cặp vợ chồng sống hạnh phúc với nhau suốt đời. Một tình yêu như vậy có phần “tĩnh lặng” hơn: nó không ám ảnh bởi người khác và không giống với chứng điên rồ.

2. Tình yêu như chất hóa học
Một số lượng lớn các công trình khoa học đề cập đến tình yêu lãng mạn với quan điểm sinh lý tầm thường - các nhà khoa học quan tâm đến các quá trình sinh hóa trong cảm xúc lãng mạn. Ví dụ, trong một thí nghiệm, người phỏng vấn là một cô gái trẻ đã cho các chàng trai số điện thoại mình sau khi phỏng vấn. Hóa ra là đàn ông thường gọi cho cô ấy, nếu trước đó họ đã vượt qua một con sông ở miền núi – sự hưng phấn từ hoạt động cơ thể góp phần tăng sự quan tâm lãng mạn. Một số hormon và các chất khác có liên quan với tình yêu, cụ thể là.
1. Phenylethylamine – một chất có số lượng rất nhỏ được sản xuất trong não. Chất này chịu trách nhiệm về tình yêu “điên rồ”. Về hành động, chất này tương tự như chất cocaine hay các chất kích thích khác, do đó làm cho người ta cảm thấy phấn khích, hưng phấn và ham muốn tình dục khi yêu. Rất tiếc, ảnh hưởng của phenylethylamine chỉ có tính tạm thời, người ta sẽ quen và không còn bị “phản ứng hóa học” tương tự lôi kéo.
2. Oxytocin. Rất may, ngoài phenylethylamine còn có oxytocin – một loại hormon được sản xuất trong não và tác động đến cơ quan sinh dục (cả nam và nữ), nó cũng thúc đẩy sự ra đời của sữa cho con bú. Ngoài việc trên, oxytocin chịu trách nhiệm về độ nhạy cảm với sự vuốt ve. Chính chất này làm cho chúng ta muốn được “ôm ấp” và nó cũng giúp chúng ta chống lại stress. Mức độ oxytocin trong máu tăng lên khi giao tiếp với những người thân yêu. Oxytocin có khả năng gắn kết ta với người và giữ mối quan hệ khi mà phenylethylamine đã ngừng hoạt động.
Một điều thú vị: nếu một người càng quan tâm đến bản thân mình tốt hơn thì càng có được sự cân bằng của hai chất này và sự lựa chọn bạn đời càng thành công hơn.

3. Tình yêu như một tam giác
Nhà tâm lý học Zick Rubin đề xuất xem xét tình yêu lãng mạn như một bộ ba yếu tố – sự quyến luyến, quan tâm và gần gũi:
1. Quyến luyến – nhu cầu có sự quan tâm, động viên và tiếp xúc cơ thể với một người khác. Ví dụ, muốn than thở với người thân yêu nếu bạn bị bệnh hoặc cảm thấy cô đơn.

2. Quan tâm – lo lắng đến nhu cầu của người khác và hạnh phúc nhiều hơn chính họ. Cảm giác quan tâm làm cho chúng ta đặt trước quyền lợi của người khác lên trên hết, lo lắng về nó, mong muốn giúp đỡ và an ủi.
3. Sự gần gũi – có nghĩa là những suy nghĩ, mong muốn và cảm xúc chung đã gắn kết hai người với nhau. Càng gần gũi, càng có nhiều sự tin tưởng giữa con người, càng có nhiều mong muốn chia sẻ ý tưởng và cảm xúc.
Căn cứ vào ba thành phần này Rubin lập nên một thang bậc mà theo nghĩa đen, chúng ta có thể đánh giá “sức mạnh của tình yêu”.

4. Tình yêu như một bảng màu
Trong cuốn sách “Màu của tình yêu” nhà tâm lý học John Alan Lee không xem xét bản chất của tình yêu lãng mạn mà các biến thể của nó. Ông so sánh tình yêu với một bảng màu. Bảng này có ba màu cơ bản và Lee tin rằng có ba phong cách cơ bản của tình yêu. Ông gọi tên chúng rất đẹp và theo kiểu Hy Lạp – Eros, Ludos và Storge:
1. Eros - tình yêu đối với người lý tưởng.
2. Ludos - tình yêu như trò chơi.
3. Storge - tình yêu như tình bạn.
Tiếp tục tương tự với bảng màu, Lee cho rằng ba màu chính có thể được kết hợp để tạo ra màu sắc bổ sung. Kết quả là một tình yêu có 9 hình thái. Thí dụ, nếu bảng màu tình yêu pha trộn Eros và Ludos, bạn nhận được Mania – tình yêu ám ảnh. Tương tự như vậy, nếu trộn Ludos và Storge, bạn sẽ có Pragma – một tình yêu thực tế và thực dụng. Còn nếu trộn Eros và Storge, bạn sẽ có được Agape – tình yêu vị tha và từ bi.

5. Tình yêu như  tình bạn
Một trong những nhà kinh điển của “Tâm lý tình yêu”,  Elaine Hatfield và cộng sự đã xác định hai loại tình yêu: đam mê và từ bi.
1. Tình yêu đam mê gắn liền với cảm xúc mạnh mẽ và không kiểm soát được. Theo Hatfield, nó phụ thuộc vào sự giáo dục của chúng ta và hoàn cảnh ngẫu nhiên – tình huống hoặc bất kỳ đặc điểm cá nhân nào đó của người đó cho ta biết rằng đấy là “lãng mạn” – và não bộ nhận được tín hiệu yêu.
2. Tình yêu từ bi có một phẩm chất hoàn toàn khác, lý tưởng  về một tình yêu đam mê nên chuyển sang tình yêu từ bi. Tình yêu này được dựa trên những giá trị chung, và nó có thể được gọi là tình yêu – tình bạn, khi mà người ta chỉ đơn giản là thích trò chuyện hoặc dành thời gian với nhau.
3. Tình yêu hoàn hảo, có thể là sự kết hợp một tình yêu đam mê và tình yêu – tình bạn ổn định nhưng theo Hatfield, nó rất hiếm khi. Đó là lý do tại sao những cặp vợ chồng có những giá trị văn hóa, đạo đức và thế giới quan chung chịu đựng tốt hơn khi niềm đam mê đã tắt.


TÌNH YÊU VÀ SỰ NGU ĐẦN

Các nhà khoa học Italia mới đây đã khẳng định một chân lý của dân gian: khi yêu con người ta ngu hơn. Trong quá trình nghiên cứu máu của những người yêu nhau, họ nhận thấy lượng protein, chất giúp thực hiện liên kết hóa học giữa các tế bào thần kinh, giảm đến 40 %. Vì điều nàyphản ứng của con người bị chậm lại.
Ngoài ra, các nhà khoa học đã tìm thấy điểm tương đồng giữa giai đoạn đầu tiên của tình yêu chứng loạn thần kinh chức năng do bị ám ảnh. Sau 6-18 tháng, giai đoạn đầu tiên của tình yêu hoặc sẽ qua đi, hoặc sẽ phát triển thành một cảm giác điềm tĩnh, khi đó mức protein trong máu sẽ tăng lên.


NHỮNG CON SỐ VỀ TRÁI TIM NGƯỜI

1. Trái tim của một người trưởng thành đập khoảng 72 lần trong một phút, 100.000 lần mỗi ngày, 3,6 triệu lần mỗi năm và 2,5 tỷ lần trong đời.

2. Vòi nước ở bếp cần mở hết cỡ trong suốt 45 năm để đổ lượng nước tương đương với lượng máu do trái tim chuyển đi trong một cuộc đời có tuổi thọ trung bình.
3. Khối lượng máu mà tim chuyển đi có thể dao động từ 5 đến 30 lít trong một phút.
4. Mỗi ngày, tim sản xuất đủ năng lượng để chạy xe 32 km. Suốt cả một đời, điều này tương đương với một chuyến đi đến mặt trăng và quay trở lại.
5. Bởi vì trái tim tạo ra xung lực điện của chính nó, tim có thể tiếp tục đập ngay cả khi tách ra khỏi cơ thể miễn là còn nhận đủ lượng oxy.
6. Nhịp tim trong bào thai nhiều khoảng gấp hai lần so với ở người lớn, khoảng 140 nhịp mỗi phút. Khi bào thai đạt đến 12 tuần thì con tim sẽ chuyển 28 lít máu trong một ngày.
7. Trái tim cung cấp máu cho hầu như tất cả 75 nghìn tỷ tế bào của cơ thể. Việc cung cấp máu chỉ không có trong giác mạc.
8. Suốt cuộc đời người có tuổi thọ trung bình, con tim bơm đi khoảng 5,7 triệu lít máu.
9. 5% lượng máu dự trữ nằm ở trong tim, 15-20% vào não và hệ thần kinh trung ương, 22% đi đến thận.
10. Trái tim tạo ra nhịp đập khi van tim đóng lại.
11. Trái tim bắt đầu đập sau khi thụ thai bốn tuần, và sẽ không dừng lại cho đến khi chết.
12. Một em bé sơ sinh có khoảng một chén máu trong lưu thông.
13. Người Ai Cập cổ đại tin rằng trái tim và các cơ quan chính khác có thể xáo trộn bên trong cơ thể theo ý muốn.
14. Platon cho rằng tư duy bắt nguồn từ não bộ, còn niềm đam mê – từ trong trái tim.
15. Cocaine ảnh hưởng đến các hoạt động của tim và gây ra co thắt của các động mạch, có thể dẫn đến đau tim hoặc đột quỵ ngay cả ở những người khỏe mạnh.
16. Con tim phụ nữ thường đập nhanh hơn tim của đàn ông. Nam giới – khoảng 70 nhịp mỗi phút, phụ nữ – 78.
17. Khi cơ thể trong tình trạng nghỉ ngơi, máu chỉ mất 6 giây để đi từ trái tim đến phổi và quay trở lại, 8 giây để đi đến não bộ và trở lại, 16 giây để đi đến các ngón tay và trở lại.
18. Bác sĩ người Pháp, Rene Laennec (1781-1826) phát minh ra ống nghe khi ông cảm thấy ép tai vào ngực của những bệnh nhân nữ có kích thước ngực quá lớn là bất tiện.
19. Bác sĩ Erasistratus (304-250 trước Công nguyên) là người đầu tiên cho rằng trái tim hoạt động như một cái bơm.
20. Galen cho rằng trái tim tự sản xuất máu. Tuy nhiên, việc phát hiện hệ thống tuần hoàn máu của William Harvey năm 1616 cho thấy trong cơ thể có một lượng máu nhất định và di chuyển theo một vòng tròn.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét