Thứ Ba, 18 tháng 9, 2018

Những công nghệ đã được phát minh từ đời tám hoánh


NHỮNG CÔNG NGHỆ ĐÃ ĐƯỢC PHÁT MINH TỪ ĐỜI TÁM HOÁNH

Nhiều công nghệ hiện đại chúng ta quen gọi là phát minh của thời nay thực ra là đã được phát minh từ rất lâu rồi. Những người sống trong thế kỷ này vẫn tự hào rằng thời của chúng ta khoa học có những bước tiến mà cha ông chúng ta chưa mơ đến. Tiền nhân tìm ra lửa, làm ra bánh xe và tiếng nói, nhưng chúng ta có công nghệ. Tuy nhiên, tất cả không hẳn thế. Nhiều công nghệ hiện đại mà chúng ta quen gọi là của thời nay, thực ra đã được phát minh ra từ trước đó rất lâu.
- iPod (máy nghe nhạc nén)
iPod được coi là phát minh của hãng Apple vào năm 2001. Trên thực tế, công nghệ này do kĩ sư Kane Kramer phát minh ra từ năm 1979 nhưng do bộ nhớ quá bé – chỉ đủ cho ghi nhạc 3 phút rưỡi nên phát minh này không áp dụng được. Ý tưởng lập một kho lưu trữ nhạc để người sử dụng tải nhạc vào máy qua đường dây điện thoại cũng không thành. Kramer phải bán nhà rồi cùng vợ và hai đứa con đi thuê nhà ở.
- Ô tô
Ô tô được coi là phát minh của cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20. Trên thực tế, người đầu tiên nghĩ ra chiếc xe vận chuyển vũ khí mà không cần ngựa kéo là nhà phát minh người Pháp Nicolas Joseph Cugnot. Tuy nhiên phát minh của ông không phổ biến được vì thiết kế chưa hoàn chỉnh, khi chạy thử ông đã đâm vào tường vì xe rất khó lái và chạy chậm.
- Máy vi tính
Máy vi tính được coi là phát minh của Konrad Zuse trong thời chiến tranh Thế giới thứ 2. Trên thc tế, người phát minh ra chiếc máy tính như bây giờ là nhà toán học người Anh Charles Babbage. Ông này nghĩ ra nhưng không tự thiết kế được. Năm 1822 Charles Babbage kêu gọi chính phủ Anh cung cấp tài chính cho dự án. Ông được cấp 1500 bảng nhưng không thể hoàn thành dự án trong 3 năm. Mặc dù chiếc máy tính không thành nhưng dự án của ông đã làm xuất hiện một nghề nghiệp mới: lập trình, mà tiểu thư Ada Lovelace – con gái của nhà thơ Byron là lập trình viên đầu tiên trên thế giới đã lập chương trình cho dự án không thành này.
- Tàu ngầm
Tàu ngầm được coi là phát minh của thời chiến tranh Thế giới thứ 1. Trên thực tế, bản vẽ của con tàu giống như tàu ngầm hiện nay là của William Bourne từ năm 1578. Còn năm 1623 nhà bác học Hà Lan Van Drebbel là người chế tạo ra chiếc tàu ngầm có hình dáng giống với chiếc tàu ngầm hiện nay.

- Máy bán hàng
Máy bán hàng được coi là phát minh của đầu thập niên 80 thế kỷ 19. Những máy bán tem thư, sách, bưu ảnh lần đầu tiên được chào hàng tại triển lãm công nghiệp thế giới ở London. Các nhà công nghiệp Mỹ sản xuất máy bán kẹo cao su, đồ uống, snack và đặt chúng ở các đường hầm của thành phố New York.
Trên thực tế, chiếc máy như vậy đã được Hero người Alexandria (Ai Cập) phát minh ra từ thế kỷ thứ 1. Máy này nhận đồng tiền xu và phân phối cho người mua một lượng cố định nước thánh. Khi đồng tiền được đặt vào, nó rơi trên một cái chảo gắn liền với một đòn bẩy. Đòn bẩy làm mở ra một cái van để cho luồng nước chảy ra ngoài. Cái chảo không ngừng để đối trọng với đồng tiền cho đến khi nó rơi ra, tại thời điểm nào đó đòn bẩy sẽ tắt van.
- Súng phun lửa
Súng phun lửa được coi là phát minh vào năm 1901 cho quân đội Đức. Những chiếc súng phun lửa hiện đại được sử dụng trong chiến tranh thế giới th 1. Trong chiến tranh thế giới thứ 2 quân đội rất nhiều nước được trang bị loại vũ khí này.
Trên thực tế, cốt lõi của nguyên tắc súng phun lửa là phát minh của người Hy Lạp cổ đại từ thế kỷ thứ 7 trước Công nguyên (chính xác là của một hàng binh người Syria năm 673 tr. CN). Đấy là loại vũ khí có tên gọi là “lửa Hy Lạp” (Greek fire) – một hỗn hợp gồm dầu lửa, diêm sinh và dầu thực vật – được người Byzantine dùng để đốt thuyền bè của đối phương mà dùng nước không dập tắt được.


30 QUI LUẬT CỦA CUỘC SỐNG

1. Qui luật trống không. Tất cả đều bắt đầu từ trống không. Khoảng không luôn cần được lấp đầy.
2. Qui luật thanh chắn. Những khả năng không đem lại lợi ích. Cần biết vượt qua thanh chắn như vật cản. Khả năng xuất hiện từ những quyết định bên trong. Những mong muốn kín thầm cho ta sức mạnh để thực hiện.
3. Qui luật vị trí trung gian. Để thay đổi cần biết dừng lại rồi sau đấy sẽ đổi hướng đi.

4. Qui luật trả giá. Ta phải trả giá cho tất cả: cho hành động và cho không hành động. Cho điều gì đắt hơn? Đôi khi câu trả lời đến cuối đời mới biết, trong giờ phút lâm chung – ta trả giá cho không hành động đắt hơn. Chạy trốn sự thất bại không làm cho con người ta hạnh phúc. Trong đời cha có rất nhiều thất bại mà đa số chúng đã không xảy ra” – đấy là lời của một người bố nói với những đứa con trai trước khi chết.
5. Qui luật đồng dạng. Cái tương tự kéo theo những cái tương tự. Trong đời không có những người gặp gỡ vô tình. Ta lôi kéo về mình không phải những người ta muốn, mà những người giống ta.
6. Qui luật suy luận. Những suy luận bên trong của con người được thể hiện ra thế giới bên ngoài. Chớ đi tìm nguyên nhân của sự bất hạnh ở bên ngoài mà hãy nhìn vào trong. Thế giới bên trong ta là thế giới thể hiện những ý nghĩ ở bên trong ta.
7. Qui luật đòn cân. Khi con người muốn điều gì đó nhưng không đạt được thì cần nghĩ ra một cái điều gì bằng với cái lúc đầu.
8. Qui luật sức hút. Con người hút vào mình những gì mình yêu thích và sợ hãi hoặc thường xuyên chờ đợi, nghĩa là tất cả ở trong tiêu điểm của nhận thức. Cuộc đời cho ta những gì ta chờ đợi ở nó chứ không phải những gì ta mong muốn.
9. Qui luật thỉnh cầu. Nếu không cầu xin cuộc sống thứ gì thì bạn sẽ chẳng nhận được gì hết. Nếu ta thỉnh cầu số phận cái khó hiểu thì sẽ nhận được cái mơ hồ. Sự thỉnh cầu của ta mang lại cái thực tế tương xứng.
10. Qui luật giới hạn № 1. Không thể nào nhìn ra tất cả. Mỗi người nhìn và nghe cái mà mình hiểu, bởi thế người ta không thể tính được mọi tình huống. Tất cả phụ thuộc vào những trở ngại, những hạn chế của ta. Có những việc xảy ra ngoài ý muốn của ta, không thể biết trước. Con người không thể kiểm soát mọi sự việc trong cuộc đời mình.
11. Qui luật có tính qui luật. Trong đời thường xuyên có những sự kiện xảy ra không phụ thuộc vào ta. Sự kiện xảy ra một lần có thể coi là sự ngẫu nhiên, xảy ra hai lần – có thể coi là sự trùng lặp, nhưng xảy ra ba lần – thì đó là sự kiện có tính qui luật.
12. Qui luật giới hạn № 2. Con người không thể nào có tất cả. Mà con người thường xuyên có một cái gì đó thiếu trong đời. Bí quyết hạnh phúc không ở chỗ dung túng cho những ước muốn của mình mà ở chỗ biết hài lòng với những gì mình có. Thỏa mãn với cái ít quả là không dễ nhưng sẽ thật khó thỏa mãn với cái nhiều. Có thể đánh mất hạnh phúc để đi tìm sự giàu có, cũng có nghĩa là mất tất cả. Có thể giành được tất cả và đánh mất tâm hồn.
13. Qui luật thay đổi. Bạn muốn thay đổi cuộc sống – hãy biết làm chủ tình thế. Không thể nào thay đổi được cuộc sống mà không thay đổi điều gì và không thay đổi chính mình. Nhiều khi vì tính thụ động mà người ta đánh mất những cơ hội do số phận mang lại. Ai là người sắp đặt những sự ưu tiên trong cuộc đời bạn – tự bạn hay là một ai đấy khác? Có thể tự cuộc đời sắp đặt, còn bạn chỉ là người bơi theo dòng chảy của cuộc đời? Bạn hãy trở thành người chủ của số phận mình. Nếu bạn không khởi hành để đi đâu thì bạn sẽ không đi đến đâu cả.
14. Qui luật phát triển. Cuộc sống bắt mỗi người phải giải quyết những vấn đề mà người này lẩn tránh nó, sợ nó, từ chối nó. Nhưng những vấn đề này đằng nào thì cũng phải giải quyết ở một quãng đời sau. Và những cảm xúc, những chịu đựng sẽ mạnh mẽ hơn, còn cái giá – sẽ đắt hơn. Ta tránh điều gì thì rồi sẽ gặp điều ấy.
15. Qui luật tắc-xi. Nếu bạn không phải tài xế mà người ta chở bạn thì càng đi xa bạn càng phải trả nhiều tiền. Bạn không đặt trước hành trình thì có thể đến một nơi bất kỳ. Bạn càng đi sâu vào con đường sai thì càng khó quay trở lại.
16. Qui luật lựa chọn. Cuộc đời ta là một tập hợp vô số những sự lựa chọn. Bạn luôn luôn có sự lựa chọn. Sự lựa chọn của bạn có thể là không lựa chọn. Trong đời có đầy những khả năng, tuy nhiên không có chuyện được mà không mất gì cả. Khi nhận về một điều gì thì có nghĩa là ta từ chối một điều gì đó. Bước vào một ngưỡng cửa, ta bỏ qua ngưỡng bên kia. Mỗi người phải tự quyết định cho mình điều gì quan trọng hơn. Và rất nhiều khi ta được từ cái mất.
17. Qui luật nửa đường. Trong những mối quan hệ với người khác vị trí của bạn là một nửa đường. Không thể điều khiển hoàn toàn được ứng xử của người khác. Người ta có thể không chuyển động, bạn không thể đi hộ người ta và làm cho người ta thay đổi.
18. Qui luật xây cái mới. Để xây một cái gì đó mới, cần: a) phá cái cũ, nếu điều này là cần thiết – dọn sạch chỗ, dành thời gian, huy động sức lực để xây cái mới; b) biết cái gì mình muốn xây. Không nên phá một khi chưa biết xây cái gì. Cần biết mình đi đâu. Nếu bạn không biết mình đi đâu thì bạn không đi đến nơi đó. Ai không bơi đi đâu cả thì người đó không biết được ngọn gió cùng chiều”.
19. Qui luật cân bằng. Dù một người có muốn thay đổi cuộc đời mình theo cách gì thì khuôn mẫu tư duy và hành vi ứng xử theo cách cũ sẽ vẫn níu giữ người này theo cuộc sống cũ đã quen. Nhưng nếu như người này thay đổi được điều gì đấy trong cuộc sống thì cuộc sống mới này sẽ tuân theo qui luật cân bằng. Những thay đổi thường diễn ra chậm chạp và đau đớn do quán tính của tư duy và cách ứng xử, của sự kháng cự bên trong và phản ứng của những người xuang quanh.
20. Qui luật đối lập. Cuộc đời ta sẽ vô nghĩa nếu thiếu những sự đối lập, trong đời có sinh và tử, yêu và ghét, hữu hảo và ganh đua, gặp gỡ và chia ly, vui và buồn, mất và được. Bản thân con người cũng đối lập, một mặt, con người muốn cuộc sống của mình ổn định nhưng luôn có một sự không thỏa mãn thúc giục con người về phía trước. Trong thế giới của các mặt đối lập, con người luôn khát khao tìm lại sự thống nhất với chính bản thân mình, với những người khác và với chính cuộc sống đã bị mất. Tất cả đều có bắt đầu và kết thúc, đấy là vòng đời trần tục. Những thứ đạt đến giới hạn của mình sẽ chuyển sang trạng thái đối lập. Một cặp đối lập sẽ giữ thế cân bằng và sự chuyển từ trạng thái cực đoan này sang cực khác sẽ tạo ra sự đa dạng của cuộc sống. Đôi khi, để hiểu ra một thứ gì đấy chỉ cần biết mặt đối lập của nó. Một sự đối lập không thể tồn tại nếu không có sự đối lập kia – giống như cần đêm để có ngày.
21. Qui luật hài hòa. Con người đi tìm sự hài hòa ở trong bản thân mình và trong cuộc đời. Ta đạt được sự hài hòa với cuộc đời chỉ sau khi có sự hài hòa với chính bản thân mình. Xử sự tốt với chính mình, tiếp nhận chính bản thân mình là tiền đề để hài hòa với cuộc sống, với mọi người xung quanh. S hài hòa không có nghĩa là không có những khó khăn và xung đột vì rằng những thứ này có thể là sự kích thích của sự phát triển nhân cách. Sự hài hòa giữa lý trí, tình cảm và hành động – có thể đấy là hạnh phúc chăng?
22. Qui luật thiện và ác. Thế giới này được tạo ra không phải để thỏa mãn. Cuộc đời không phải lúc nào cũng như quan niệm của ta về nó và theo những mong muốn của ta. Ai không có khả năng làm việc thiện thì sẽ không biết đánh giá cái tốt của người khác. Ai không có khả năng nhìn ra cái ác thì cái ác không tồn tại.
23. Qui luật tấm gương. Những gì mà một người cảm thấy bực tức trong những người khác thì đều có ở trong người này.
Những gì mà người này không muốn nghe những người khác nói ra là những điều rất cần phải lắng nghe trong quãng đời hiện tại. Một người khác có thể là tấm gương đối với ta, giúp ta mở ra những gì ta không nhìn thấy, không biết ở trong mình. Trốn tránh những gì ta cảm thấy khó chịu, trốn tránh những người ta cảm thấy khó chịu ta tự để mất khả năng thay đổi cuộc đời mình, khả năng phát triển ở bên trong mình.
24. Qui luật bổ sung. Chúng ta cần những con người, những sự kiện, những nguồn kiến thức có khả năng đem lại cho ta những gì ta cần, nhưng ta chỉ có được rất ít. Chúng ta cố gắng trở thành người tham dự vào tiềm lực của những người khác. Ta xây cho mình từ phía ngoài. Ta mong muốn có ai đấy, có cái gì đấy – đấy là sự phủ nhận những ưu điểm của mình, là sự thiếu tin tưởng vào những gì mà ta có.
25. Qui luật phản ứng dây chuyền. Nếu bạn mải mê với những tình cảm tiêu cực của mình thì lo lắng này sẽ kéo theo lo lắng khác. Còn nếu bạn thả hồn cho mộng mơ thì những ảo mộng sẽ xua đi hiện thực. Con người đôi khi rất khó từ bỏ những luồng ý nghĩ tiêu cực, không thực tế vì thói quen lo lắng, đau khổ, ước mơ, nghĩa là rời xa thực tại, rời xa sự giải quyết tích cực mọi vấn đề.
26. Qui luật kìm nén. Những gì mà con người kìm nén trong suy nghĩ, hành động của mình, những gì con người phủ nhận ở trong mình đến một thời điểm thích hợp sẽ tràn ra bên ngoài. Ta cần biết tiếp nhận ý nghĩ và tình cảm của mình chứ không phải ghìm nén nó. Hãy biết tiếp nhận những gì bạn không thích ở trong mình và đừng chỉ trích nó. Điều này cho phép ta sống một cuộc đời đầy đủ hơn.
27.Qui luật tiếp nhận. Cuộc đời tự thân không tốt mà cũng chẳng xấu. Tốt hay xấu là ở tri giác của ta. Cuộc đời là như vốn có. Cần tiếp nhận nó, tận hưởng và tin vào nó, tin theo sức mạnh của lý trí và sự chỉ bảo của trái tim Tất cả sẽ như vốn có, thậm chí nếu có khác”.
28. Qui luật đánh giá bản thân mình. Những người xung quanh thường đánh giá một người như người này tự đánh giá mình. Ta cần tiếp nhận và đánh giá chính mình. Đừng tạo cho mình thần tượng, đừng coi ý kiến của mọi người về mình là chân lý. Đi cố gắng giành được tình yêu của tất cả mọi người (là điều không thể), bạn coi thường những nhu cầu của mình, bạn có thể đánh mất mình, đánh mất sự kính trọng đối với bản thân mình. Một con người hoàn hảo trong mọi mặt là điều không tưởng. Bạn đáng giá bấy nhiêu theo bạn tự đánh giá mình, tuy nhiên sự thực tế ở đây không hề có hại.
29. Qui luật trao đổi năng lượng. Con người càng nhận thức được mình và thế giới thì càng có thể cho và nhận nhiều hơn. Cần biết cách trao đổi công bằng và tương xứng với số phận. Nếu bạn cho nhiều hơn nhận thì đến một ngày bạn sẽ kiệt quệ. Nếu bạn cho một ai đấy nhiều hơn những gì bạn nhận được ở người ta thì có thể xuất hiện sự hờn giận. Thế giới này được tạo ra sao cho có thể chia sẻ được với nhau.
30. Qui luật ý nghĩa cuộc đời. Ta đến đời này từ cõi hư vô, cố gắng sống một cuộc đời ý nghĩa rồi sau đó lại trở về hư vô. Mỗi người có ý nghĩa cuộc đời của riêng mình mà ý nghĩa này có thể thay đổi trong những quãng đời khác nhau. Đâu là ý nghĩa của cuộc đời – khát khao đạt đến một điều gì hay chỉ là đơn giản sống? Vì rằng khát khao đạt đến một điều gì đấy, ta bỏ qua chính cuộc đời, nghĩa là, vì kết quả ta đánh mất quá trình. Có thể ý nghĩa chính của cuộc đời – là tự thân cuộc đời. Cần tham dự vào cuộc đời, tiếp nhận nó, khi đó, ta sẽ cảm nhận được nó trong sự đa dạng, và khi đó cuộc đời sẽ tô điểm cho sự tồn tại của con người những sắc màu của nó. Con người chỉ có thể tìm ra ý nghĩa cuộc đời ở bên ngoài mình, trong thế giới. Người chiến thắng trong cuộc đời là người không cầu xin ở số phận một đơn thuốc duy nhất, một phương thuốc bách bệnh cho mọi bất hạnh của mình.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét