CON ĐƯỜNG GIAN NAN CỦA TRÀ TÚI LỌC
Cứ mỗi năm những công nghệ mới lại được sinh ra và làm
xuất hiện những sản phẩm mới tiện dụng, nhanh chóng và có chất lượng cao. Một
trong những phát minh làm thay đổi truyền thống hàng nghìn năm nhưng không làm
thay đổi tính chất cũng như thái độ đối với sản phẩm. Đó là trà túi lọc.
Hương vị đặc biệt của trà, sự đa dạng về chủng loại,
mùi hương và những chức năng chữa bệnh của chúng đã chinh phục những người hâm
mộ khắp nơi trên thế giới. Nhưng trong thời đại ngày nay mấy ai có đủ thời gian
để thưởng thức trà theo nghi thức trà đạo mà ngày càng có nhiều người chọn trà
túi lọc.
Sự tiến hóa của
công nghệ về trà bắt đầu từ thế kỷ XIX, khi người Anh đưa vào sử dụng các nhà
máy sản xuất trà và việc sản xuất bằng máy. Điều này dẫn đến sự phát triển
nhanh chóng của cách thức mới làm cho lá chè thành nguyên liệu để làm đồ uống.
Tuy nhiên, sự thay
đổi quan trọng đầu tiên với trà xảy ra năm 1904, và không liên quan gì đến các
nhà máy – trà túi lọc đầu tiên xuất hiện ở Mỹ. Và điều kỳ lạ này dần dần thay
đổi cách sản xuất trà truyền thống. 77 % lượng trà sản xuất ở châu Âu là trà
túi lọc, còn ở nước Anh bảo thủ – có đến 93 % dân số dùng trà túi lọc.
Tất cả được bắt
đầu như thế này: Năm 1904, thương gia người Mỹ Thomas Sullivan đầu tiên đề xuất
một cách uống trà bất thường. Ông bắt đầu gửi cho khách hàng của mình rất nhiều
loại trà khác nhau đựng trong những túi lụa. Trong mỗi túi
là số lượng lá trà đủ để pha một tách trà. Mục
đích của việc gửi trà chào hàng không phải là mong muốn đơn giản hóa trà đạo. Đây
chỉ là những thử nghiệm! Nghĩa là khách hàng có
thể so sánh các loại trà khác nhau mà không cần phải mua số lượng lớn, và chỉ
sau đó mới là sự lựa chọn.
Mấy năm sau đó,
công ty trà Teekanne ở Dresden đã áp dụng ý tưởng này và bắt đầu cung cấp trà
cho quân đội bằng các bao gạc. Những người lính gọi những gói này “tea-bom”,
nghĩa là nếu muốn, bạn có thể uống một tách trà nhanh chóng vào bất cứ lúc nào.
Hình thù trà túi lọc như ngày nay do Adolf Rambold nghĩ ra năm 1929. Cũng chính
Adolf Rambold đã sáng chế ra chiếc máy
đóng gói trà có tên “Constanta Teepackmaschine”.
Những “túi trà”
đầu tiên được làm bằng tay, chỉ đến năm 1929 bắt đầu xuất hiện các túi trà được
sản xuất bằng máy. Trong thập niên 1920 kỹ sư người Mỹ Faye Osborne (công ty
Dexter) đã đi tìm một loại giấy có thể thay thế cho lụa hay gạc mà không để lại
mùi vị riêng. Một hôm ông để ý đến một tờ giấy mỏng, mềm nhưng bền mà người ta
dùng để cuốn xì-gà. Biết rằng loại giấy này có xuất xứ từ Nhật, năm 1962
Osborne quyết định làm ra loại giấy như vậy. Đầu tiên ông thử dùng nguyên liệu
từ các loại gỗ nhiệt đới, rồi đay, bông nhưng đều không có kết quả. Cuối cùng
ông dùng cây chuối abaca (musa textilis) là
nguyên liệu mà người ta dùng để làm dây neo thuyền và kết quả là đầy hứa hẹn.
Trong những năm 1929-1931 Osborne
đã thử các thành phần hóa học khác nhau, để làm cho tờ giấy xốp hơn mà vẫn giữ
được độ bền. Chọn phương pháp tối ưu, ông đã
dành nhiều năm nữa để chuyển quy trình phòng thí nghiệm sang việc sản xuất giấy
cuộn hàng loạt ở nhà máy.
Trong khi đó thì
trà túi đã giành được thị phần tại thị trường Mỹ. Chúng được làm từ vải gạc
và các số liệu tự nói nên qui mô của sản phẩm này: thập niên 1930, cả nước Mỹ
hàng năm dùng đến 7 triệu mét vải gạc để đóng túi trà. Từ đầu năm 1934 Osborne
bắt đầu sản xuất giấy để gói chè bằng công nghiệp và sang năm 1935 loại giấy
này còn được dùng để gói thịt và các sản phẩm điện tử. Đến cuối thập niên 1930
túi làm từ giấy đã giành phần thắng so với túi làm bằng vải gạc.
Nhưng kể từ khi xảy ra chiến tranh
Thế giới thứ II, chuối abaca (musa textilis) trở thành thứ
nguyên liệu chiến lược (thứ cây này chỉ mọc ở Philippin), chính phủ Mỹ không
chỉ cấm dùng nguyên liệu này để sản xuất túi trà mà còn trưng thu dự trữ của
Osborne cho nhu cầu của Hạm đội. Nhưng nhà phát minh không chịu bó tay, ông
tiếp tục nghiên cứu và đến năm 1942 tạo ra một loại giấy mới rất mỏng và bền mà
không dùng đến abaca. Hai năm sau đó, ông tìm ra cách “dán” mép túi bằng phương
pháp “ép nóng” thay cho cách khâu bằng chỉ trước đó. Hai thành tựu này đã mở
rộng đường cho trà túi lọc.
Tuy nhiên phải mất đến nửa thế kỷ
để trà túi lọc chinh phục được những người Anh vốn bảo thủ. Bởi vì cái nhãn
giấy gắn trên sợi dây xâu vào gói trà vốn làm cho người Anh nghi ngờ với phát
minh của người Mỹ. Người Anh cũng không thích kiểu người Mỹ chỉ hãm trà trong
nước nóng mà không phải nước sôi.
Công ty Tetley, nhà sản xuất chè
lớn ở nước Anh, dùng công nghệ trà túi lọc năm 1953 nhưng được đón nhận không
mấy nhiệt tình. Những năm đầu thập niên 1960 trà túi lọc ở Anh chỉ chiếm 3 %
nhưng đến năm 1964 thì đã có một sự thay đổi mạnh mẽ trong sở thích của người
tiêu dùng. Ngày nay Tetley bán 200 triệu túi trà trong một tuần.
Năm 1950 công ty Teekanne đề xuất
đóng gói lá trà trong túi giấy mỏng hai lớp và không dùng keo dán. Điều này đã
cải thiện hương vị của túi trà và trà túi lọc bắt đầu phổ biến rộng rãi ở nhiều
quốc gia trên thế giới. Hiện nay giấy lọc được đăng ký bản quyền bởi công ty
Dexter từ năm 1938. Còn trà túi lọc được đăng ký bản quyền năm 1952 bởi công ty
trà Lipton nổi tiếng.
Cần lưu ý đến một lợi thế của trà
túi lọc so với trà thường. Trong túi trà lọc người ta thường đóng trà vụn là
chủ yếu. Đấy là những vụn từ mép của lá trà. Phần mép này của lá là nơi tập
trung chất bổ dưỡng và hương vị nhiều nhất. Bởi thế, những ý kiến cho rằng trà
túi lọc thường kém chất lượng hơn trà thường là không có cơ sở.
Ngày nay trà túi lọc được dùng ở
mọi quốc gia, kể cả Trung Hoa và Nhật Bản, những nơi mà người ta vốn cho rằng
uống trà và sự vội vàng là những thứ không tương hợp, thậm chí xung khắc, vì
rằng trà – không chỉ là thức uống mà còn là truyền thống và nghệ thuật. Còn ở
Việt Nam thì có lẽ ở quán cà phê nào cũng có trà túi lọc Lipton hoặc Dilmah –
là thứ đồ uống được gọi nhiều không kém những đồ uống khác.
NGUỒN GỐC CỦA MỘT SỐ DẤU VÀ KÝ HIỆU
1. Dấu chấm
than “!”
Dấu chấm than xuất phát từ
“note of admiration” (dấu
hiệu về sự ngạc nhiên). Theo một giả thuyết về
nguồn gốc của nó là
một từ tiếng Latin biểu thị niềm vui (Io), được viết
với chữ “I”
trên chữ “o”. Lần đầu tiên dấu chấm than
xuất hiện trong “Sách
Giáo Lý” của vua Edward VI
in tại London
năm 1553.
2. Dấu chấm
phẩy “;”
Dấu chấm phẩy “;” lần đầu tiên được thợ in
người Ý, Aldo Pio Manuzio (1450-1515)
sử dụng để tách các
từ đối lập và các bộ phận độc lập của một
câu phức. William Shakespeare đã từng sử
dụng dấu chấm phẩy trong
các bài sonnets của
mình.
3. Dấu ngã
hoặc dấu sóng “~”
Đối với người Việt thì dấu này rất quen thuộc, tuy nhiên
trong tiếng Việt dấu này chỉ viết ở trên các nguyên âm (thí dụ: lã chã), còn
trong hầu hết các ngôn ngữ khác nó thường được viết trên các phụ âm n và m (thí
dụ: España) mà trong môn tốc ký từ thời Trung cổ được viết như một đường lượn
sóng.
4. Dấu và, cùng “&”
Dấu và “&” được
cho là của Marcus Tullius Tiro, người đầy
tớ trung thành và thư ký của Cicero. Ngay cả
sau khi Tiro được
tự do, ông vẫn tiếp tục viết văn bản cho Cicero. Và tới năm 63 trước
Công nguyên ông phát minh ra hệ
thống chữ viết tắt riêng của mình
để tăng tốc độ ghi chép được gọi
là “Notæ Tironianæ” (Những ký hiệu Tiro). Tiro, do vậy,
được coi là người sáng lập ra môn tốc ký La Mã.
5. Dấu hỏi “?”
Dấu hỏi được tìm thấy
trong sách in
từ thế kỷ XVI
nhưng để biểu thị
câu hỏi thì muộn hơn nhiều, chỉ trong thế kỷ
XVIII. Ký hiệu “?” xuất phát từ các chữ cái Latin
q và o (quaestio
- tìm kiếm [trả
lời]). Ban đầu chữ q được viết trên chữ o, thế rồi sau
đó được chuyển thành một ký hiệu như ngày nay.
6. Dấu phần trăm “%”
Từ phần trăm (percent) xuất
phát từ tiếng Latin “pro centum”. Năm 1685 tại Paris, Mathieu de
la Porte xuất bản cuốn sách “Hướng dẫn số học thương mại”.
Có đôi chỗ trong cuốn sách này nói về phần trăm, được kí
hiệu bằng “cto” (rút gọn của “cento”). Tuy nhiên khi đem in thợ
xếp chữ nghĩ rằng “cto” là phân số nên xếp thành %. Và thế là kí hiệu này đi
vào đời sống.
7. Dấu sao hay hoa thị “*”
Dấu này đã có từ thế kỷ thứ II
trước Công nguyên trong các văn bản ở thư viện Alexandria do nhà ngôn ngữ học
cổ đại Aristophanes (Aristophanes of Byzantium) dùng để biểu thị sự chưa rõ
ràng.
8. Dấu thăng “#”
Nguyên ngữ và
chữ viết của tiếng
Anh (octothorp, octothorpe,
octatherp) là những từ đang gây tranh cãi. Theo
một số giả thiết, ký hiệu này có nguồn gốc từ các bản đồ truyền thống thời Trung cổ, nơi ký hiệu này là một ngôi
làng được bao quanh bởi tám
thuở ruộng (vì vậy nên có tên “octothorp”). Theo
những giả thiết khác, đấy là một ký hiệu vui nhộn
do Don Macpherson đưa ra đầu thập niên 1960 xuất phát từ octo (tiếng Latin:
octo – nghĩa là tám) nói về tám điểm cuối của ký hiệu này. Còn –thorpe là nói
đến Jim Thorpe (người đoạt huy chương
Olympic mà Don Macpherson hâm mộ). Tuy nhiên, Douglas A. Kerr, trong
bài viết “Các ký
tự ASCII “Octatherp” nói
rằng “octatherp” đã được tạo ra như là một
trò đùa của riêng mình, các kỹ sư John
Bell Labs Shaak
và Herbert Utlautom
cũng đưa ra ý kiến tương tự.
9. Dấu ngoặc đơn “()”
Dấu ngoặc đơn (ngoặc ôm) xuất
hiện năm 1556 trong các công
trình của nhà toán học người Ý, Tartaglia. Đồng thời, nhà toán học Ý, Bombelli
cũng đã sử dụng như một dấu ngoặc đơn, bắt đầu
bằng chữ cái L, còn phần cuối là chữ L lộn ngược (năm
1550), cách viết này đã trở thành tổ tiên của
dấu “[ ]”. Dấu ngoặc đơn có hình dáng gần như ngày nay
do nhà toán học người Pháp, Vièete đề xuất (năm 1593) và được nhà triết học,
nhà toán học người Đức Leibniz phổ biến sau đấy.
10. A còng @
Trong cuốn này đã có bài chi tiết về ký hiệu này. Hiện
tại chưa ai biết chính xác @ có nguồn gốc từ đâu. Chỉ có những giả thiết. Giả
thiết phổ biến nhất là cách viết tắt giới từ “ad” của tiếng Latin thời Trung cổ
do nhà ngôn ngữ học Ulman đề xuất. Năm 2000, giáo sư Giorgio Stabile tìm thấy ký hiệu này ở trong một bức
thư của nhà buôn Francesco Lapi viết năm 1536.
Năm 2009 nhà sử học Tây Ban Nha, Jorge
Romance tìm thấy ký hiệu @ trong bản “Taula de Ariza” được viết năm 1448, nghĩa
là khoảng một thế kỷ trước bức thư nói trên.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét