Thứ Tư, 19 tháng 9, 2018

Bút bi và Khóa kéo


KHÓA KÉO

Khóa kéo (zipper – tiếng Anh, fermeture – tiếng Pháp) do Whitcomb L. Judson nghĩ ra năm 1893. Một người bạn của Whitcomb Judson bị đau lưng, rất khó nhọc mỗi khi cúi xuống để buộc dây giày, yêu cầu người bạn đã từng có nhiều phát minh được đăng ký: “Cậu hãy làm ra một kiểu dây buộc gì đó mà chỉ cần dùng một tay”. Thế là Whitcomb Judson làm ra một loại khóa móc dùng cho giày, ủng rồi sau đó dùng cả cho quần áo, túi xách... Một thời gian rất lâu phát minh này không được sử dụng rộng rãi. Thiên hạ không quen dùng kiểu khóa móc này. Đã thế, việc sản xuất nó lại có chi phí rất cao. Suốt trong mười năm đầu tiên kể từ ngày Judson thành lập công ty sản xuất khóa kéo chỉ có một đơn đặt hàng lớn nhất là của nghành bưu điện đặt 20 chiếc khóa kéo cho túi đựng thư của người đưa thư.
Judson cố gắng cải tiến thêm. Năm 1905 chuyển công ty từ Chicago về New Jersey với hy vọng ở vùng đất mới sẽ tốt hơn nhưng mọi việc đã không như mong đợi. Khách hàng vẫn hiếm hoi. Trong một cuộc họp hội đồng quản trị, người ta đã quyết định mời một kỹ sư có kinh nghiệm, có tài để cải tiến sản phẩm.
Kỹ sư người Thụy Điển nhập cư Gideon Sundback nhận lời về làm cho công ty của Judson là vì tình. Gideon Sundback yêu mê mệt cô Elvira, con gái của vị giám đốc điều hành nên đã bỏ việc ở một công ty điện đang ăn nên làm ra, được trả lương rất cao để đến làm cho công ty này và đã không phụ lòng của những người chủ. Chỉ sau một thời gian ngắn Gideon Sundback đã cải tiến khóa kéo tiện lợi hơn nhưng vẫn còn một nhược điểm là chóng hỏng. Việc cải tiến được tiếp tục. Năm 1917 xuất hiện chiếc khóa kéo như chúng ta sử dụng bây giờ. Năm 1918 công ty đã bán được 24.000 khóa kéo, nghĩa là một sự thành công lớn về thương mại.

Thập niên 1930 khóa dây kéo trở thành biểu tượng của sự chủ động tình dục. Công nghệ mới này cho phép người ta cởi quần áo nhanh gấp hơn nhiều lần. Thời đấy phụ nữ mặc quần áo có khóa kéo bị coi là những người không đàng hoàng, vì rằng điều đó chứng tỏ sự chủ động và dễ dãi. Chỉ đến giữa thế ký XX khóa kéo mới được sử dụng rộng rãi cho việc may quần áo của phụ nữ.
Ngày nay, hơn một nửa số lượng khóa kéo của thế giới là do công ty YKK sản xuất. Công ty Nhật này có chi nhành ở 70 quốc gia. Ngoài ra, Trung Quốc, Ấn Độ, Băng-la-đét cũng được coi là những nước sản xuất nhiều khóa kéo. Chiếc khóa kéo lớn nhất xưa nay được sản xuất ở Hà Lan năm 1989 có độ dài 2851 mét.

BÚT BI

Ngày 10 tháng 6 năm 1943 bút bi do László József Bíró phát minh được cấp bằng sáng chế ở Mỹ. Cũng trong năm này khách hàng của bảo tàng thiết kế ở London gọi bút bi sáng chế xuất sắc nhất của thế giới. Tuy nhiên không phải tác giả của nó là người được hưởng lợi mà lại là một thương gia tháo vát.
Có lẽ nhà báo, biên tập viên người Hung đã không nghĩ đến việc kinh doanh khi nghĩ ra bút bi cuổi thập kỉ 30 thế kỉ XX. Ông nghĩ ra bút bi bởi vì nghề của ông đòi hỏi viết nhiều mà chỉ viết bằng bút mực. Ngày 15 tháng 6 năm 1938 không quân Anh mua bằng sáng chế của Bíró để trang bị bút viết cho các phi công trên máy bay. Biro đáng lẽ còn có thể tiếp tục bán bằng sáng chế để làm giàu nhưng số phận đã đưa đẩy ông ta đến Argentina. Ở đây bằng sáng chế được bán cho công ty Eversharp với giá 1 triệu đô la Mỹ. Công ty của Argentina này bắt đầu tổ chức sản xuất hàng loạt và công việc kinh doanh của họ diễn ra suôn sẻ: bút bi có giá rẻ và tiện dụng đã thu hút khách hàng. Nhưng khi Eversharp bắt đầu nghĩ đến việc đi ra thị trường thế giới thì xảy ra vấn đề do việc cấp bằng sáng chế thời đó chưa hoàn hảo. Bút bi chỉ mới được đăng kí bản quyền ở Hung-ga-ri và Argentina, nơi tác giả ở. Để cho bút bi hợp pháp trên thị trường thế giới thì tác giả phải đăng kí nó ở tất cả các nước. Thời đấy, để làm được việc này là điều không thể, và thế là ý tưởng bút bi đã bị đánh cắp.
Thương gia người Mỹ Milton Reynolds một hôm đến Argentina nhìn thấy những chiếc bút bi được bán ngoài đường phố và ông đã mua mấy chiếc. Sự nhanh nhạy trong kinh doanh đã đánh hơi thấy nguồn lợi kếch xù có thể thu được từ những chiếc bút này nếu chúng được sản xuất hàng loạt ở Mỹ. Milton Reynolds ngay lập tức cho người tìm hiểu và biết được rằng sáng chế của Biro chỉ mới đăng ký ở 2 quốc gia. Thị trường rộng lớn và giàu có nhất thế giới là Mỹ vẫn còn bỏ ngỏ nên ông ta đã vội vàng đăng kí thị trường này cho mình. Năm 1943 bút bi được đăng kí ở Mỹ và bắt đầu sản xuất hàng loạt. Đúng như dự đoán của Reynolds, thành công của bút bi là vô cùng to lớn. Chỉ trong một ngày cửa hàng Gimbels ở New York bán được 10 ngàn chiếc bút, người mua bút bi xếp hàng đông đến mức chính quyền phải điều động cảnh sát để giữ trật tự, mặc dù giá mỗi chiếc bút là 12, 50 đô la – bằng một ngày làm việc 8 tiếng của một công nhân. Những khách hàng đầu tiên cảm thấy mê mẩn với những chiếc bút mà theo quảng cáo thì có thể viết ngược, thậm chí viết được cả dưới nước!

Ý tưởng đánh cắp này đã biến Milton Reynolds thành một triệu phú chỉ trong một thời gian ngắn. Tác giả Biro kiện việc này ra toà án Mỹ nhưng đành chịu thua kiện. Thế nhưng Biro có lẽ còn cảm thấy tủi thân hơn nữa vì sáng chế của ông sau đấy còn tạo ra cả tỉ phú. Năm 1958 Marcel Bic cải tiến và sản xuất bút bi giá thành rẻ với tên gọi BIC, mở đầu cho việc thành lập BIC Corporation, đến tận ngày hôm nay vẫn chiếm lĩnh một phần ba thị trường bút bi của Mỹ.


Hãy tìm công việc mà bạn yêu thích


HÃY TÌM CÔNG VIỆC MÀ BẠN YÊU THÍCH

Bài phát biểu của Steve Jobs, người sáng lập công ty Apple Inc. với sinh viên tốt nghiệp Đại học Stanford ngày 12 tháng 6 năm 2005.

Tôi lấy làm vinh hạnh được có mặt trong buổi trao bằng tốt nghiệp của một trong những trường Đại học hàng đầu của thế giới. Tôi là người chưa từng tốt nghiệp Đại học. Hôm nay tôi muốn kể cho các bạn nghe ba câu chuyện trong cuộc đời tôi. Chỉ thế thôi, không có gì ghê gớm. Chỉ đơn giản là ba câu chuyện.

Câu chuyện thứ nhất: về sự kết nối các điểm.
Tôi bỏ trường Cao đẳng Reed sau 6 tháng học, nhưng vẫn ở đấy với tư cách là “một người khách” 18 tháng tiếp theo, cho đến khi quyết định bỏ hẳn. Các bạn có biết vì sao tôi bỏ học?
Tất cả được bắt đầu từ khi tôi chưa sinh ra. Mẹ đẻ của tôi là một nữ nghiên cứu sinh trẻ tuổi và chưa chồng đã quyết định đưa tôi cho người khác dạy dỗ. Bà muốn những người nuôi tôi là những người có học và tôi được quyết định trao cho gia đình một luật sư. Quả thực, một phút trước khi tôi sinh ra người ta nói rằng họ muốn một cô con gái. Bệnh viện gọi điện trong đêm cho họ: “Một thằng bé vừa sinh, anh chị có nhận không?” Họ trả lời “Tất nhiên”. Sau đó mẹ đẻ tôi hiểu rằng mẹ nuôi của tôi chưa hề tốt nghiệp Đại học, còn bố nuôi của tôi thì chưa học hết phổ thông. Mẹ đẻ của tôi từ chối ký giấy cho nhận con nuôi. Và chỉ sau đó mấy tháng mẹ đẻ của tôi mới nhượng bộ, khi người ta hứa với bà rằng nhất định tôi sẽ được học đại học. Lên 17 tuổi, tôi ngây thơ chọn trường đại học đắt giá như Stanford và thế là mọi khoản tiền tiết kiệm của bố mẹ nuôi được tiêu cho việc ôn thi và học trường này. Sáu tháng sau khi học ở trường này tôi không thấy ý nghĩa của việc học ở đây. Tôi không biết tôi muốn gì trong đời và không hiểu rằng làm sao trường đại học có thể giúp tôi nhận thức được điều này. Chỉ đơn giản là tôi đã tiêu số tiền mà bố mẹ nuôi của tôi dành dụm cả đời. Vì thế mà tôi quyết định bỏ học và tin rằng tất cả rồi sẽ tốt đẹp. Lúc đầu tôi cảm thấy sợ, nhưng bây giờ nhìn lại, tôi hiểu rằng đó là quyết định hay nhất của đời tôi.
Mọi chuyện đã không hề nhẹ nhàng một tí nào. Tôi không có phòng ở ký túc xá, bởi thế tôi chỉ ngủ dưới sàn nhà ở phòng của bạn bè. Tôi nhặt vỏ chai “Coca-Cola” rồi bán được 5 cent mỗi vỏ chai để mua đồ ăn và đi bộ 7 dặm mỗi buổi chiều chủ nhật để mỗi tuần được một bữa ăn ngon ở nhà thờ Hare Krishna. Tôi thích những món ăn ở đó. Và đã va chạm với nhiều thứ mà theo sự tò mò cũng như trực giác, sau này trở thành có ích. Một thí dụ: trường Reed là nơi có lớp thư pháp nổi tiếng. Ở các khu học xá, tất cả các poster, tiêu đề của tất cả các tranh vẽ đều được viết tay rất đẹp. Vì tôi không còn đi nghe các bài giảng nên tôi theo học lớp thư pháp. Tôi biết được các bộ chữ với vết khắc và những khoảng cách khác nhau giữa các cặp chữ cái, biết làm các khuôn chữ đẹp đến mức mà khoa học không thể tin được. Cứ ngỡ rằng những thứ kia chẳng có ích gì cho cuộc sống. Nhưng 10 năm sau đấy, khi chúng tôi thiết kế chiếc Macintosh đầu tiên thì những thứ này lại rất có ích. Và Mac trở thành chiếc máy tính đầu tiên có bộ chữ đẹp. Nếu như tôi không từng theo học khóa thư pháp thì Mac không bao giờ có được những bộ chữ đẹp và tỉ lệ giữa các chữ cái được như vậy. Và chính vì Window sao chép lại từ Mac,  nên các máy tính cá nhân đã không có những bộ chữ kỳ diệu như bây giờ. Tất nhiên, ngày đó tôi không thể nhìn ra mối liên hệ giữa các điểm này nhưng 10 năm sau đó thì thấy rất rõ. Xin nhắc lại: chúng ta không thể kết nối các điểm (các sự kiện) khi nhìn về phía trước nhưng khi ta ngoái nhìn lại phía sau thì sẽ nhận ra. Bởi thế, các bạn nên tin tưởng vào cái gì đấy: tin linh cảm, tin số phận, tin nghiệp, tin cuộc đời… Cách tiếp cận như vậy chưa bao giờ phụ lòng tin của tôi, mà ngược lại, nó làm thay đổi cuộc đời tôi.

Câu chuyện thứ hai: về tình yêu và mất mát.

Tôi may mắn là đã tìm được công việc mình yêu thích từ rất sớm. Woz và tôi đã bắt đầu những trang đầu tiên cho lịch sử của Apple trong gara của bố mẹ tôi khi tôi mới 20 tuổi. Chúng tôi đã làm việc rất chăm chỉ để sau 10 năm, từ chỗ chỉ có 2 người, trong cái gara bé nhỏ, Apple đã phát triển thành một công ty trị giá 2 tỷ đô la Mỹ với hơn 4000 nhân viên. Một năm trước đây, chúng tôi vừa mới bỏ đi sáng tạo đầu tiên của mình, máy tính Macintosh và tôi vừa mới bước sang tuổi 30. Sau đó, tôi bị sa thải. Làm sao mà bạn lại có thể bị sa thải bởi một công ty mà bạn đã sáng lập ra nó? Khi mà Apple đã phát triển lớn hơn, tôi đã thuê một người mà tôi đánh giá là có tài năng cùng tôi lãnh đạo công ty.
Khoảng một năm gì đó, tình hình có vẻ rất khả quan. Nhưng sau đó, quan điểm của chúng tôi về tương lai bắt đầu khác nhau, thậm chí chúng tôi còn trở nên bất hòa. Khi có mối bất hòa đó xẩy ra giữa chúng tôi, hội đồng quản trị đã đứng về phía anh ta, và tôi, ở tuổi 30, đã bị sa thải một cách rất rõ ràng. Những điều mà tôi theo đuổi trong suốt cuộc đời đã biến mất, chúng đã bị phá hủy.
Trong một vài tháng, tôi đã thực sự chẳng biết phải làm cái gì. Tôi cảm giác rằng mình đã làm cho những thế hệ đi trước tôi thất vọng và rằng tôi đã đánh rơi lá cờ khi nó đã được chuyền đến tay tôi. Tôi đã gặp David Packard và Bob Noyce, cố gắng xin lỗi cho việc cư xử không hay của mình. Tôi đã thua một cách rõ ràng và thậm chí, tôi đã có ý định bỏ cuộc. Nhưng có một cái gì đó bắt đầu chậm chậm sáng lên trong tôi. Tôi vẫn rất yêu quý những gì tôi đã tạo ra. Sự việc xảy ra ở Apple có thay đổi tình yêu đó một chút nhưng trong tôi, tình yêu ấy vẫn còn. Chính vì thế, tôi đã quyết định bắt đầu lại.
Ngay lúc đó tôi không nhận thấy, nhưng sau này, tôi mới biết rằng việc tôi bị Apple sa thải hóa ra lại là một việc tốt đẹp nhất trong cuộc đời tôi. Gánh nặng của sự thành công đã được thay thế bằng ánh sáng của sự bắt đầu mới tuy không có điều gì chắc chắn. Tôi đã để cho mình tự do bước vào một quãng đời đầy những sáng tạo của cuộc đời mình.
Trong khoảng 5 năm sau đó, tôi đã bắt đầu xây dựng công ty NeXT và một công ty khác tên là Pixar. Tôi gặp và đã yêu một người phụ nữ tuyệt vời, chính là vợ tôi sau này. Pixar đã sáng tạo ra phim truyện hoạt hình máy tính đầu tiên trên thế giới, câu chuyện đồ chơi. Hiện tại, nó đã trở thành xưởng phim hoạt hình thành công nhất trên thế giới. Một sự kiện thay đổi đáng ghi nhớ đã xảy ra khi Apple mua NeXT, tôi trở lại Apple, những kỹ thuật mà NeXT đã phát triển trở thành nguồn sinh khí cho thời kỳ phục hồi của Apple. Tôi và Laurene cũng đã có một gia đình hạnh phúc.
Tôi hoàn toàn tin tưởng rằng tất cả những điều đó sẽ chẳng bao giờ xảy ra nếu tôi không bị Apple sa thải. Đó là một viên thuốc đắng nhưng tôi chắc bệnh nhân sẽ rất cần đến nó.
Đôi khi cuộc sống dường như muốn cố tình đánh ngã bạn. Nhưng hãy đừng mất lòng tin. Tôi biết chắc chắn rằng, điều duy nhất đã giúp tôi tiếp tục bước đi chính là tình yêu của tôi dành cho những gì tôi đã làm. Các bạn phải tìm ra được cái các bạn yêu quý. Điều đó luôn đúng cho công việc và cho cả những người thân yêu của bạn. Công việc sẽ chiếm phấn lớn cuộc đời bạn và cách duy nhất để thành công một cách thực sự là hãy làm những việc mà bạn tin rằng đó là những việc tuyệt vời. Chỉ có một cách làm việc lớn là yêu mến nó. Nếu bạn chưa đến nước này thì hãy chờ đợi. Đừng chạy theo công việc. Cũng như với mọi thứ khác, con tim bạn sẽ mách bảo cho bạn công việc mình yêu thích. Vì vậy hãy cố gắng tìm kiếm cho đến khi nào bạn tìm ra, đừng từ bỏ.

Câu chuyện thứ ba của tôi – về cái chết.
Khi tôi 17 tuổi, tôi đã đọc được một câu châm ngôn như sau: “Nếu bạn sống mỗi ngày đều như ngày cuối cùng của cuộc đời mình, một ngày nào đó bạn sẽ hoàn toàn tin tưởng rằng bạn đã đúng”. Câu châm ngôn đó đã để lại ấn tượng rất sâu trong tôi và kể từ đó, trong suốt 33 năm qua, tôi luôn nhìn vào gương mỗi buổi sáng và tự hỏi mình: “Nếu ngày hôm nay là ngày cuối cùng của cuộc đời tôi, tôi sẽ muốn làm gì và tôi chuẩn bị làm gì hôm nay?” Và nếu trong nhiều ngày, câu trả lời vẫn là “không” thì tôi biết, tôi cần phải thay đổi điều gì đó.
Suy nghĩ rằng mình sắp chết chính là điều quan trọng đã động viên tôi tạo ra cơ hội lớn cho cuộc đời mình. Bởi vì tất cả mọi điều từ sự kỳ vọng của mọi người vào bạn, tất cả mọi niềm tự hào cho đến nỗi sợ phải đổi mặt với sự xấu hổ hay thất bại, tất cả sẽ biến mất khi bạn phải đổi mặt với cái chết. Khi đó, chỉ còn lại điều gì thực sự quan trọng.Ý nghĩ rằng chúng ta đang đối mặt với cái chết, khi chúng ta sắp chẳng còn gì nữa, là cách tốt nhất mà tôi biết để tránh khỏi việc chúng ta cảm thấy sợ hãi khi sắp đánh mất đi thứ gì đó. Chẳng có lý do gì để bạn không lắng nghe sự mách bảo của trái tim mình.
Khoảng một năm trước đây tôi đã bị chẩn đoán là bị ung thư. Tôi đã chụp cắt lớp lúc 7:30 sáng và trên phim hiện rõ ràng một khối u trong tuyến tụy. Thậm chí tôi chẳng biết tuyến tụy là cái gì. Các bác sĩ nói với tôi rằng đây là một dạng của ung thư và bệnh này không chữa được, rằng tôi nên chuẩn bị tinh thần mình sẽ chỉ sống được từ 3 đến 6 tháng nữa thôi. Bác sĩ của tôi khuyên tôi về nhà và sắp xếp lại các công việc của mình, đó là cách họ nói khi khuyên bệnh nhân chuẩn bị cho cái chết. Điều đó có nghĩa là hãy về và sử dụng mấy tháng còn lại để nói với các con bạn những gì mà bạn dự định sẽ nói với chúng trong khoảng mười năm tới. Điều đó cũng có nghĩa là hãy cố gắng kín đáo để gia đình bạn có thể chấp nhận điều này một cách dễ dàng hơn. Điều đó có nghĩa là bạn hãy nói lời vĩnh biệt.
Suốt cả ngày tôi sống với sự chẩn đoán đó. Sau đó, vào buổi tối người ta tiến hành kiểm tra sinh thiết (biopsy), họ đút một cái ống qua cổ họng tôi, luồn sâu xuống dạ dày, sâu xuống ruột, ấn một cái kim vào tuyến tụy của tôi để lấy mẫu một số tế bào của khối u. Khi đó, tôi rất bình thản, nhưng vợ tôi, người có mặt lúc đó đã kể với tôi rằng khi các bác sĩ phân tích những tế bào đó dưới kính hiển vi, họ đã reo lên khi phát hiện ra rằng đây là một trường hợp ung thư tuyến tụy hiếm hoi có thể chữa được bằng cách phẫu thuật. Tôi đã được phẫu thuật và bây giờ tôi đã khỏe lại.
Đó là cảm giác mà tôi đã có khi phải đối mặt với cái chết và tôi cũng hy vọng tôi sẽ còn cái cảm giác đó một vài thập kỹ nữa. Khi đã từng trải qua điều đó, tôi có thể nói với các bạn một cách chắn chắn hơn là chỉ đơn thuần nhắc đến cái chết như là một điều hữu ích nhưng chỉ hoàn toàn là một nội dung mang tính trí tuệ mà thôi.
Không ai muốn chết. Thâm chí những người muốn được lên thiên đàng cũng không muốn chết chỉ vì muốn được lên đó. Và cái chết là cái đích mà tất cả chúng ta đều phải đến, không ai trong chúng ta thoát khỏi nó. Và đó là cách mà nó phải diễn ra bởi lẽ cái chết chính là sáng tạo tuyệt vời nhất của cuộc sống. Đó chính là tác nhân thay đổi cuộc sống. Nó loại đi những người già để mở đường cho những người trẻ. Ngay lúc này, các bạn đang là những người trẻ tuổi, nhưng sẽ không lâu nữa các bạn sẽ trở nên già, và sẽ bị loại bỏ. Tôi xin lỗi vì có vẻ hơi bi đát nhưng điều đó là sự thật.
Thời gian của bạn có là có hạn, đừng dùng nó để sống một cuộc đời ai đó. Cũng đừng nhốt mình trong tín điều, là thứ tồn tại trên tư tưởng của những người khác. Đừng để cho quan điểm của những người khác lấn át giọng nói bên trong của mình. Và một điều rất quan trọng: hãy dũng cảm nghe theo con tim và trực giác  của mình, vì chúng bằng cách này hay cách khác biết rằng bạn thực sự muốn điều gì. Tất cả những thứ còn lại là thứ yếu.
Khi tôi còn trẻ, có một cuốn sách kỳ lạ được xuất bản với cái tên Cẩm nang toàn thế giới (The Whole Earth Catalog), cuốn sách này giống như kinh thánh của thế hệ chúng tôi. Người sáng tạo ra cuốn sách này là Steward Brand, một nghiên cứu sinh ở Menlo Park, cách đây không xa. Anh ta đã tạo ra nó bằng cảm giác đầy tính thi sĩ của mình. Thời điểm đó là vào cuối thập kỷ 60, trước khi có máy tính cá nhân và máy tính sách tay. Tất cả cuốn sách được đánh bằng máy chữ, cắt bằng kéo và bằng máy ảnh. Nó giống như trang Google trên giấy vậy, 35 năm trước khi có trang Google. Nó thực sự mang tính duy tâm, được tạo ra từ những công cụ tinh xảo và những ý tưởng vĩ đại.
Steward và các đồng sự của ông đã xuất bản một số tập của Cẩm nang toàn thế giới và sau đó, họ xuất bản tập cuối cùng. Thời gian đó vào khoảng giữa những năm 70 và tôi chỉ bằng tuổi các bạn bây giờ. Ở trang bìa sau của cuốn sách có in ảnh một con đường vùng nông thôn trong ánh bình minh, điều mà bạn có thể tìm thấy sự an bình nếu bạn là người ưa mạo hiểm. Bên dưới tấm ảnh có dòng chữ: “Hãy luôn khao khát. Hãy cứ dại khờ“ Đó là lời tạm biệt của họ khi kết thúc cuốn sách. “Hãy luôn khao khát. Hãy cứ dại khờ” Và tôi luôn cầu chúc điều đó cho chính mình. Ngày hôm nay, các bạn đã tốt nghiệp và chuẩn bị bước vào con đường mới, tôi cầu chúc điều đó cho các bạn.
Hãy luôn khao khát. Hãy cứ dại khờ.
Cảm ơn các bạn rất nhiều.


10 BÀI HỌC TỪ CUỘC ĐỜI CỦA STEVE JOBS

“Tôi nghĩ rằng chúng ta có được sự thỏa mãn. Tôi nghĩ rằng khách hàng của chúng ta quả là thích sản phẩm của chúng ta. Và chúng ta sẽ luôn cố gắng là cho nó ngày một tốt hơn”. Steve Jobs.
Thành công của Steve Jobs đã làm thay đổi thế giới và cho phép xác định một thời đại. Ông là người sáng lập ra công ty có tên gọi Apple Inc. Ông là người làm thay đổi quan niệm về máy tính, ông làm nên những máy tính cá nhân hoàn hảo và những phần mềm máy tính làm thay đổi chúng ta.
Dưới đây chúng tôi trích chọn ra 10 câu từ những phát biểu của Steve Jobs mà có thể giúp cho bạn đạt được thành tích trong cuộc sống.

1. “Sự đổi mới phân biệt người dẫn đầu và người đuổi theo”.
Ý tưởng mới là không có giới hạn. Tất cả phụ thuộc vào óc tưởng tượng của bạn. Đã đến lúc cần suy nghĩ theo kiểu mới. Nếu công việc của bạn đang lên, hãy nghĩ ra cách mang lại hiệu quả cao hơn, mang lại thêm nhiều khách hàng, mang lại sự đơn giản hơn với công việc. Nếu công việc của bạn đình trệ thì hãy thay đổi nó trước khi để mất việc. Hãy đổi mới ngay từ bây giờ!
2. “Hãy là chuẩn mực của chất lượng. Một số người không đi theo khi sự đổi mới là át chủ bài”.
Đấy không phải là con đường nhanh chóng. Bạn hãy sử dụng tài năng và mọi khả năng để vượt lên đối thủ, cần thêm vào một chút gì đặc biệt mà đối thủ không có. Hãy gắng để ý đến những điều nhỏ nhặt mà có thể thay đổi được tình hình. Có được sự vượt trội không khó – đơn giản là bạn cần đưa ra ý tưởng mới ngay từ bây giờ - còn sau đấy thì bạn sẽ ngạc nhiên là điều này giúp cho bạn rất nhiều trong cuộc sống.
3. “Chỉ có một cách làm việc lớn là yêu mến nó. Nếu bạn chưa đến nước này thì hãy chờ đợi. Đừng chạy theo công việc. Cũng như với mọi thứ khác, con tim bạn sẽ mách bảo cho bạn công việc mình yêu thích”.
Câu này có thể rút gọn thành: “Hãy làm việc mà mình yêu thích”. Bạn hãy đi tìm công việc đem lại cho bạn cảm giác có ý nghĩa, có mục đích rõ rệt và sự hài lòng. Mục đích và sự khát khao thực hiện công việc sẽ mang lại ý nghĩa của cuộc sống và sự hài lòng. Điều này tốt cho sức khỏe, giúp bạn sống lâu hơn và nó sẽ rót thêm cho bạn một chút lạc quan trong thời buổi khó khăn. Bạn có cảm thấy hài lòng thức dậy buổi sáng thứ hai để bắt đầu một tuần làm việc? Nếu bạn trả lời “không” thì hãy đi tìm việc mới.
4. “Các bạn biết rằng chúng ta ăn những thứ do những người khác trồng. Ta mặc áo quần do những người khác dệt vải. Ta nói bằng ngôn ngữ do những người khác đã nghĩ ra. Ta sử dụng toán học nhưng nó cũng do những người khác phát triển nên… Tôi nghĩ rằng chúng ta thường xuyên nói điều này. Và đây chính là cái cớ tuyệt vời để ta tạo ra một cái gì có ích cho toàn nhân loại”.
Hãy gắng tạo ra sự thay đổi và hãy đóng góp phần mình. Bạn sẽ tìm thấy ở đó ý nghĩa của cuộc sống và đấy cũng là một cách để thoát khỏi những nỗi buồn. Thường xuyên làm một cái gì đấy và hãy nói cho mọi người khác biết việc mình làm nhưng đừng dương dương tự đắc. Chỉ nên nói với mọi người khi có dịp.
5. “Câu này là của đạo Phật: Ý mới. Thật tuyệt vời có ý mới”.
Đây là dạng ý kiến cho phép ta nhìn sự vật như nó vốn có, thường xuyên nhận thức ra bản chất của sự vật. Ý mới – đó là thực tế thiền đi vào hành động. Hãy suy nghĩ về ý mới như ý của đứa bé nhìn cuộc đời với vẻ tò mò, ngạc nhiên và kinh ngạc.
6. “Chúng tôi nghĩ rằng đa số chúng ta xem ti-vi là để cho đầu óc nghỉ ngơi và ta làm việc trước máy tính khi muốn cho những nếp cuộn của não hoạt động”.
Nhiều nghiên cứu khoa học hàng chục năm nay cho thấy rằng truyền hình có tác hại đến tâm lý và nếp sống. Đa số người xem ti-vi biết rằng thói quen này làm họ mất rất nhiều thời gian nhưng họ vẫn cứ xem. Bạn hãy tắt ti-vi của mình để tiết kiệm tế bào của não. Nhưng cũng coi chừng – bạn sẽ mụ người vì ngồi nhiều trước máy tính. Bạn hãy thử nói chuyện với ai đấy về những đề tài nghiêm túc mà xem.
7. “Tôi là người duy nhất biết thế nào là mất ¼ tỷ đô la trong một năm. Điều này làm nên nhân cách”.
Không có những người thành đạt mà không hề sai lầm, hoặc không được phép sai lầm. Chỉ có những người thành đạt từng mắc phải sai lầm nhưng sau đó đã thay đổi kế hoạch của mình, cuộc đời của mình rút kinh nghiệm từ những sai lầm trước đây (để không lặp lại sai lầm). Những người này coi sai lầm như sự cảnh báo chứ không phải là dấu hiệu của sự tuyệt vọng. Không sai lầm, nghĩa là sống một cuộc đời chưa đầy đủ.
8. “Tôi sẵn sàng đổi tất cả những công nghệ của mình lấy cuộc gặp với Socrates”.
Thời gian gần đây sách triết học cũng như sách về các danh nhân được dịch và biên soạn nhiều. Socrates cùng với Leonardo da Vinci, Copernic, Darwin, Einstein… luôn là nguồn cổ vũ cho những đầu óc ưa sáng tạo, những tư tưởng độc lập. Socrates luôn là người đầu tiên. Cicero nói rằng “Socrates đem triết học từ trên trời tặng cho những người bình thường”. Triết học là khoa học của mọi khoa học. Bởi thế, bạn hãy sử dụng những nguyên tắc của Socrates trong đời sống, công việc cũng như trong mọi quan hệ, nó sẽ mang lại cho bạn sự thật, vẻ đẹp và sự hoàn thiện.
9. “Chúng ta ở đây để đóng góp cho thế giới này, còn nếu khác thì ta ở đây mà làm gì?”
Bạn có biết rằng bạn có nhiều thứ để có thể áp dụng vào cuộc sống? Và bạn có biết rằng những thứ này có thể sẽ bị vứt đi, một khi bạn rót cho mình một ly cà phê và quyết định chỉ nghĩ về nó thay vì áp dụng nó vào đời sống? Mỗi người chúng ta đều có một khả năng nào đấy, cần cho khả năng một cuộc đời. Khả năng này hay những thứ kia – là sự thừa nhận của bạn, là mục đích của bạn. Không ai có thể giải quyết giúp bạn được, không thủ trưởng, thầy cô hay bố mẹ. Chỉ cần bạn tìm ra mục đích duy nhất này.
10. “Thời gian của bạn có là có hạn, đừng dùng nó để sống một cuộc đời ai đó. Cũng đừng nhốt mình trong tín điều, là thứ tồn tại trên tư tưởng của những người khác. Đừng để cho quan điểm của những người khác lấn át giọng nói bên trong của mình. Và một điều rất quan trọng: có lòng dũng cảm nghe theo con tim và trực giác  của mình, vì chúng bằng cách này hay cách khác biết rằng bạn thực sự muốn điều gì. Tất cả những thứ còn lại là thứ yếu”.
Bạn cảm thấy mệt mỏi khi sống bằng ước mơ của người khác? Hãy tạo cho mình khả năng phát triển tài năng trong môi trường tự do, thoát khỏi sự lo lắng và áp lực. Hãy sống cuộc đời mà bạn tự lựa chọn, nơi bạn là người chủ của số phận mình.
Mỗi bài học trên đây lúc đầu khó áp dụng vào cuộc sống của bạn nhưng nếu bạn bắt đầu áp dụng lần lượt thì sẽ cảm thấy sự thay đổi theo chiều hướng tốt. Nói chung là nên đi về phía trước và hãy thử xem.


CHIẾN THUẬT KHÁC NHAU

Đề từ:
-Tôi làm việc suốt từ sáng đến chiều!
-Thế anh suy nghĩ vào lúc nào?
(Đối thoại giữa một nhà vật lý trẻ tuổi và nhà bác học Ernest Rutherford).

Trong một cuộc thi ở tỉnh British Columbia (Canada) có hai người về đích đầu tiên: một người Canada và một người Na Uy. Hai người này bước vào một cuộc thi cuối cùng để xác định người vô địch. Nhiệm vụ của họ là chặt cây. Mỗi người được phân một khoảnh rừng cây và ai chặt được nhiều cây trong một khoảng thời gian xác định, từ 8 giờ sáng đến 4 giờ chiều, người đó sẽ chiến thắng.
Tám giờ sáng cả hai người bắt đầu chặt cây, đến 9 giờ kém 10 phút người Canada nhận được tin báo là người Na Uy đã ngừng chặt cây.
Đúng 9 giờ người Canada nhận được tin báo là người Na Uy đã tiếp tục chặt cây, đến 10 giờ kém 10 phút lại có tin báo là người Na Uy ngừng chặt cây, người Canada càng cố gắng tận dụng điểm yếu của đối thủ.
10 giờ người Na Uy lại tiếp tục chặt cây và đến 11 giờ kém 10 phút lại có tin báo là người Na Uy đã ngừng chặt...
Cứ như vậy suốt thời gian thi. Cứ mỗi giờ người Na Uy ngừng chặt cây 10 phút, còn người Canada càng cố gắng hơn. Đúng 4 giờ chiều, một hồi chuông rung lên báo thời gian đã hết, người Canada tin tưởng chắc chắn phần thắng đã thuộc về mình.
Bạn có hình dung nổi sự ngạc nhiên của người Canada khi nhận được tin rằng mình thua cuộc.
- Sao lại có thể như thế được – người Canada hỏi người Na Uy – cứ mỗi giờ tôi nghe tin báo là anh ngừng chặt 10 phút thế mà anh lại chặt được nhiều cây hơn tôi? Không thể nào như thế được.
- Tất cả đều đơn giản thôi – người Na Uy trả lời – cứ mỗi giờ tôi ngừng chặt cây 10 phút. Trong thời gian này anh vẫn tiếp tục chặt còn tôi thì mài dao.


Chết vì cười


CHẾT VÌ CƯỜI

Chết vì cười là một hiện tượng đặc biệt và hiếm hoi, khi mà tiếng cười không kiểm soát được và kéo dài là nguyên nhân dẫn đến cái chết sinh học. Trong đa số trường hợp, cười trở thành nguyên nhân của bệnh suy tim. Ngoài ra, những người chết vì cười ngoài ý muốn được cũng thuộc loại này.

Những cái chết vì cười trong lịch sử
*Thế kỷ 12 trước Công Nguyên nhà tiên tri Hy Lạp Calchas là người đã dự đoán việc đóng con ngựa Tơ-roa. Một hôm Calchas đang chăm sóc vườn nho của mình thì có một nhà tiên tri khác đi qua đấy. Người này nói rằng Calchas chưa bao giờ thử uống loại rượu nấu từ nho này. Khi nho chín, Calchas đã nấu rượu và mời nhà tiên tri nọ nếm thử. Calchas giữ bình rượu trong tay còn nhà tiên tri nọ nhắc lại lời nói của mình. Những lời này là cho Calchas phì cười và ngã xuống chết. 

*Họa sĩ người Hy Lạp Zeuxis (thế kỷ 5 tr. CN) cười nắc nẻ trước bức tranh vẽ một bà già của mình. Khi vẽ xong bức tranh thì ông cũng chết vì cười.
*Năm 263 tr. CN nhà thơ Hy Lạp Philemon đã chết cười vì một câu chuyện cười của mình.
* Năm 207 tr. CN. Nhà triết học Hy Lạp Chrysippus chết vì cười khi ông nhìn con con lừa mà ông cho uống rượu say ăn quả vả.
*Năm 1410 vua Martin I of Aragon cười mạnh đến nỗi gây ra chứng loạn tiêu hóa và chết ngay.
*Năm 1556 nhà văn Italia Pietro Aretino chết vì cười sặc sụa và ngã xuống đất vỡ đầu khi nghe cô em gái kể một câu chuyện.
*Năm 1559 vua Miến Điện Nanda Bayin chết cười khi nghe một nhà buôn Italia nói rằng Venice là quốc gia không có vua.
*Năm 1660 Thomas Urquhart, nhà văn, dịch giả người Scotland đã chết cười sau khi nghe tin rằng vua Charles II trở lại nắm quyền.
*Năm 1782 bà Fitzherbert ở Northamptonshire cùng bạn bè đi xem vở kịch opera Kẻ bần cùng. Khi diễn viên Bannister xuất hiện trên sân khấu, bà Fitzherbert đã cười ồ và rất tiếc là bà đã không ngừng cười được nên phải bỏ về dở chừng. Mấy hôm sau đó, tờ Gentleman’s Magazine đưa tin: “Do không thể quên được diễn viên Bannister, bà Fitzherbert đã chết vì cười liên tục sau khi nhìn thấy diễn viên này trên sân khấu”.
*Ngày 7 tháng 11 năm 1893 nhà thơ Cu Ba, Julián del Casal tiếp những người bạn thơ. Một người trong số họ kể một câu chuyện tiếu lâm làm cho Julián del Casal cười ngặt nghẽo, dẫn đến chứng phình mạch và chết ngay trong hôm đó.

           
Những cái chết vì cười thời hiện đại
*Ngày 24 tháng 3 năm 1975 Alex Mitchell, một thợ xây người Anh 50 tuổi xem chương trình hài kịch “The Goodies” trên truyền hình rồi cười liên tục trong 25 phút và chết vì nhồi máu cơ tim.
*Năm 1989 nhà thính học (audiologist) Đan Mạch Ole Bentzen chết khi xem phim Con cá có tên là Wanda (A Fish Called Wanda). Theo đánh giá, mạch của ông đập 250 – 500 lần / phút dẫn đến chứng nhồi máu cơ tim.
*Năm 2003 Damnoen Saen-um, một người bán kem ở Bangkok bật cười trong khi ngủ. Ông cười liên tục trong hai phút và khi vợ thức đậy thì đã chết.


NHỮNG CÁI CHẾT LẠ LÙNG NHẤT

Trước Công Nguyên
Năm 456 tr. CN. Nhà soạn kịch Hy Lạp Aeschylus chết ngay khi một con đại bàng đ rơi con rùa lên đầu ông. Đại bàng tưởng cái đầu trọc của Aeschylus là hòn đá.
Năm 270 (285) tr. CN. Nhà thơ Philetas of Cos chết vì mất ngủ trong khi ông đang tìm cách chứng minh nghịch lý Liar paradox.
Năm 260 tr. CN. Hoàng đế La Mã Valerian sau khi thua trận bị quân Ba Tư bắt và dùng làm bệ chùi chân cho vua Shapur I. Sau khi bị làm nhục theo cách như vậy Valerian đ nghị chuộc tiền đ được tự do. Vua Shapur I trả lời bằng cách lột da Valerian, nhét vào hình nộm bộ da này rơm và phân rồi đặt nơi đông người qua lại. Chỉ sau khi Ba Tư thua La Mã, hơn ba trăm năm sau đó, hài cốt Valerian mới được gom lại đ mai táng.
Năm 207 tr. CN. Nhà triết học Hy Lạp Chrysippus chết vì cười khi ông nhìn con con lừa mà ông cho uống rượu say ăn quả vả.
Năm 121 tr. CN. Tướng quân La Mã Gaius Gracchus, theo Plutarch, bị giết vì người ta treo giải thưởng khối lượng vàng bằng khối lượng của cái đầu Gaius. Đao phủ Septimuleius cắt đầu Gaius, làm sạch óc rồi rót chì lỏng vào đầu lâu. Sau khi chì đông cứng, người ta mang đầu Gaius về Nghị viện La Mã và cân. Septimuleius nhận được 17 pound vàng.
Năm 42 tr.CN. Porcia Catonis vợ của Marcus Junius Brutus đã chết vì ăn than lửa sau khi nghe tin về cái chết của chồng. Tuy vậy các nhà sử học ngày nay cho rằng bà đã tự đầu độc mình bằng khí ga trong phòng kín gió.

Sau Công Nguyên

Năm 64 – 67. Thánh Phê-rô (Saint Peter) bị đóng đinh trên cây thập ác lộn đầu chúc xuống đất theo ý muốn của ngài vì cho rằng không xứng chết cái chết của Chúa.
Năm 69. Hoàng đế La Mã Servius Sulpicius Galba trị vì chỉ được nửa năm. Ông không được dân chúng yêu mến và sau đó bị quan thần giết hại. Tất cả những người này sau đó bị hoàng đế Aulus Vitellius Germanicus xử tử hình.
Năm 415. Nữ bác học Hypatia thành Alexandria bị một đám đông dùng vỏ sò sắc lột da và cạo thịt. Những gì còn lại bị đem thiêu trên đống lửa.
Năm 668. Hoàng đế Constans II của Đế quốc Byzantine bị một viên hoạn quan giết chết trong nhà tắm Daphne. Viên hoạn quan dùng hộp đựng xà phòng bằng đá hoa đập vào đầu ông.
Năm 1016. Vua Anh Edmund Ironside bị đâm dao vào bụng và chết trong khi rửa tội.
Năm 1327. Vua Anh Edward II bị tử hình sau khi thua trận bằng cách chọc thanh sắt nóng vào hậu môn.
Năm 1478. George Plantagenet, bá tước xứ Clarence bị tử hình bằng cách ngâm trong thùng rượu vang.

Năm 1514. Félix Faure, người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa của nông dân ở Hungari bị nung trên ghế sắt. Những người ủng hộ ông bị bắt ăn thịt của ông.
Năm 1573. Matija Gubec, lãnh tụ của cuộc khởi nghĩa nông dân Croatia bị bắt đội vương miện bằng sắt nung đỏ.
Năm 1671. François Vatel, đầu bếp của vua Louis XIV đã tự tử do xấu hổ vì chờ lâu mà không nhận được những con cá đã đặt hàng cho bữa ăn hoàng gia. Thi thể của ông do một người đến báo tin rằng cá đã về phát hiện.
Năm 1601. Nhà thiên văn học Đan Mạch Tycho Brahe (theo truyền thuyết) rất ngại đi toa-lét khi dự lễ tiệc, bất chấp nhu cầu của cơ thể. Kết quả là bị vỡ bọng đái và ông chết sau đó không lâu.
Năm 1771. Vua Thụy Điển Adolf Frederick chết vì bội thực. Trong một bữa ăn ông ăn cua, trứng cá hồi, cá hun khói, bắp cải và uống rượu sâm banh. Sau đó ông ăn hết 14 suất bánh ngọt uống với sữa nóng. Ở Thụy Điển đến nay người ta vẫn gọi ông là “nhà vua ăn để chết” (the king who ate himself to death).
Năm 1791. Frantisek Kotzwara, nhạc sĩ, nhạc công người Séc chết ngạt trong khi đang yêu một cô gái làng chơi.
Năm 1834. Nhà thực vật học Scotland, David Douglas ngã xuống hố bẫy cùng với con bò đuổi theo ông. Con bò húc ông đến chết.
Năm 1850. Zachary Taylor, tổng thống thứ 12 của Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ qua đời ngày 9 tháng 7 do viêm dạ dày cấp tính. Nguyên nhân là trước đó 5 ngày ông đã ăn quá nhiều kem vì trời hôm đó (mồng 4 tháng 7) quá nóng.
Năm 1868. Matthew Vassar, chuyên gia nấu bia, người sáng lập Vassar College chết trong khi chưa nói xong những lời tạm biệt Hội đồng nhà trường Vassar College.
Năm 1899. Tổng thống Pháp Félix Faure chết vì đột quị trong khi đang dược làm mát-xa tình dục trong phòng làm việc của mình.

Thế kỷ 20
Năm 1911. Jack Daniel, người làm ra loại rượu Whiskey nổi tiếng thế giới đã chết vì chứng bại huyết do sáu năm trước đó, khi quên mật mã để mở két sắt đựng tiền, ông đã dùng chân đá mạnh vào nó.
Năm 1927. John Godfrey Parry-Thomas, vận động viên đua ô tô người Anh bị dây xích cắt đầu trong vụ tai nạn trên đường đua. Parry-Thomas quyết tâm phá kỷ lục năm trước đó, và mặc dù khi đã chết, ông vẫn lập nên một kỷ lục mới – 171 dặm (270 km/ giờ).
Năm 1927. Isadora Duncan, vũ nữ nổi tiếng người Mỹ, vợ của nhà thơ Nga Sergei Esenin đã chết vì chiếc khăn quàng cổ bị cuốn vào bánh xe ô tô mà cô đang đi.
Năm 1928. Bác sĩ người Nga Aleksandr Bogdanov chết sau lần thí nghiệm truyền máu của những người bị bệnh sốt rét và bệnh lao vào cơ thể ông.
Năm 1941. Nhà văn Mỹ Sherwood Anderson nuốt phải chiếc tăm trong một bữa tiệc và sau đó đã chết vì viêm màng bụng.
Năm 1943. Máy bay ném bom “Lady be Good” của không quân Mỹ gặp sự cố đã hạ cánh xuống một sa mạc ở Lybi. Hài cốt của tổ lái, những người đã sống qua một tuần không có nước, được tìm thấy năm 1960.
Năm 1943. Nhà phê bình Alexander Woollcott chết vì bệnh suy tim trong khi đang phê phán Adolf Hitler.
Năm 1944. Nhà hóa học Thomas Midgley, Jr chết vì bị quấn vào ròng rọc do ông sang chế ra để giúp đứng dậy khỏi giường.

Năm 1960. Ca sĩ opera Leonard Warren chết do đột quỵ trên sân khấu ở New York trong khi đang diễn “La forza del destino”. Những lời cuối cùng của ông là: “Morir? Tremenda cosa.” (Chết ư? Vinh dự biết bao).
Năm 1978. Georgi Markov, nhà văn, nhà báo bất đồng quan điểm của Bulgari bị giết chết ở London bằng một viên bi tẩm thuốc độc từ chiếc ô che nắng của một kẻ không ai biết.
Năm 1978. Ca sĩ Pháp Claude François chết vì điện giật khi thay chiếc bóng đèn trong bồn tắm.
Năm 1981. Cô gái Hà Lan Renée Hartevelt bị người bạn cùng lớp Issei Sagawa giết và ăn thịt khi cô được mời đi ăn trưa.
Năm 1993. Brandon Bruce Lee, con trai của Lý Tử Long bị bắn chết trong khi đóng phim Con quạ (The Crow). Không ai biết được vì sao trong những viên đạn giả lại có cả đạn thật.

Thế kỷ 21
Năm 2002. Richard Sumner, họa sĩ người Anh bị bệnh tâm thần phân liệt đã bỏ nhà ra đi và người ta chỉ tìm được 3 năm sau đó. Bộ xương của ông bị còng vào thân cây trong một khu rừng. Cảnh sát xác định nguyên nhân của cái chết là do tự tử. Richard tự đeo còng vào cho mình.
Năm 2003. Brandon Vedas chết do uống thuốc phiện quá liều trước webcam, trước mắt mọi người chat online hôm đó. Nhiều người khuyên anh ta uống thêm và nhiều người khuyên dừng lại nhưng tất cả đều vô ích.
Năm 2003. Nhà thực vật học Timothy Treadwell suốt 13 năm sống với gấu ở Alaska một hôm bị gấu ăn thịt. Có vẻ gặp phải hôm gấu nổi giận.
Năm 2005. Kenneth Pinyan chết vì viêm phúc mạc cấp tính sau khi giao cấu với một con ngựa đực qua đường hậu môn tại thị trấn Enumclaw.
Năm 2005. Chàng trai người Hàn Quốc Lee Seung Seop ngã vật xuống chết trong một quán cafe Internet sau khi chơi trò Starcraft suốt 50 giờ liên tục.
Năm 2006. Nhà tự nhiên học, ngôi sao truyền hình Úc Steve Irwin đột ngột chết sau khi bị đuôi một con cá đuối chích vào ngực.

Năm 2006. Cựu sĩ quan KGB Nga Aleksandr Livinenko, người điều tra vụ giết hại nữ nhà báo Anna Politkovskaya, chết vì bị đầu độc bằng polonium – 210, là một loại chất phóng xạ cực hiếm.
Năm 2006. Ohtaj Humbat Ohli Makhmudov, người đàn ông Azerbaijan 45 tuổi vừa theo dây đột nhập vào chuồng sư tử ở vườn thú Kiev vừa kêu to với những người xem thú: “Chúa sẽ cứu tôi nếu ngài tồn tại”. Chỉ vài giây sau đó một con sư tử cái đã nhảy vào xé xác ông ra từng mảnh.
Năm 2007. Cô Jennifer Strange 28 tuổi chết vì nhiễm độc ứ nước do cố giành phần thưởng là bộ chơi game Nintendo Wii trong một cuộc thi của đài phát thanh địa phương. Người thắng trong cuộc thi này là người uống được nhiều nước nhất mà không đi nhà vệ sinh.
Năm 2007. Bà Mariesa Weber ở Florida, Mỹ va vào cái giá sách trong nhà mình và tắt thở. 11 ngày sau người ta mới tìm thấy thi thể của bà. Gia đình cứ nghĩ rằng bà bị bắt cóc.
Năm 2007. Kỹ sư điện người Anh Kevin Whitrick đã treo cổ tự tử trong phòng chat. Vụ tử tử này được truyền trực tiếp trên mạng qua webcam.
Năm 2007. Một đôi trai gái trần truồng rơi từ mái nhà khi đang yêu nhau ở Columbia, Nam Carolina và chết ngay lập tức. Thi thể của họ do một tài xế tắc-xi nhìn thấy đầu tiên.
Năm 2007. Một phụ nữ ở Úc chết vì bị con lạc đà đè lên. Con lạc đà định cưỡng hiếp người phụ nữ này.
Năm 2008. Bé gái Abigail Taylor 6 tuổi chết vì ngồi lên lỗ thoát nước của hồ bơi. Máy hút nước đã kéo theo một đoạn ruột dài 21 feet. Mặc dù đã được các bác sĩ thay một số bộ phận trong cơ thể nhưng bé không qua khỏi.
Năm 2008. Nhà doanh nghiệp xứ Wales, Anh Gerald Melin đã tự tử bằng cách cho đầu vào cái thòng lọng, đầu kia cột vào một gốc cây rồi ngồi lên chiếc Aston Martin DB7 của mình nổ máy phóng đi trên đường phố Swansea cho đến khi đầu lìa khỏi cổ. Người đời nói rằng Gerald Melin chọn cái chết này để trả thù người vợ phụ bạc.
Năm 2008. David Phyall, người đàn ông Anh 50 tuổi sống trong một ngôi nhà cũ đã dùng cưa máy cắt đầu mình để phản đối việc chính quyền bắt di chuyển đi chỗ khác.
Năm 2008. Ông già 73 tuổi James Mason bị bà vợ Christine Newton-John 43 tuổi bắt tập bơi cho đến chết. Qua băng video người ta đếm được 43 lần Christine không cho chồng bơi lên bờ. Newton-John (là họ đã đổi sau khi đổi giới tính) sau đó đã nhận lỗi giết người.