TÍN HIỆU SOS
Tín hiệu SOS ra đời cách đây hơn 100 năm. Ngày 1 tháng 7
năm 1908 cộng đồng quốc tế phê chuẩn SOS là tín hiệu cầu cứu cấp bách phát bằng
vô tuyến điện báo cho các con tàu trên biển.
Mặc dù ngày nay công nghệ đã phát triển rất xa so với
ngày đầu nhưng mã Morse ba chấm, ba gạch ngang, ba chấm (...---...) đã cứu được
rất nhiều con tàu bị nạn. Theo thời gian, xung quanh ba chữ cái SOS xuất hiện
rất nhiều giả thiết giải mã. Một trong những giả thiết phổ biến nhất không thể
hiện đúng bản chất của SOS – “Save our Souls” (Hãy cứu hồn chúng tôi). Ngoài ra còn rất nhiều giả thiết khác như:
“Save our Ship”, “Send
out Succour”, “Save Our Shelby”, “Shoot Our Ship”, “Sinking Our Ship”, “Survivors On Shore”…
SOS – đơn giản là một trật tự vô tình được chọn vì dễ
nhớ và dễ nhận bằng thính giác. Ba chữ viết tắt này là một là kiểu diễn giải
(backronym) sau khi tín hiệu đã được thông qua. Những cách diễn giải như vậy đã
có trước SOS là CQD. Người ta giải mã ba chữ CQD là: “Lại đây nhanh lên – nguy
hiểm!” (Come Quick, Danger!), “Lại đây nhanh lên – chìm!” (Come Quick -
Drowning!) vv… Tuy vậy, tín hiệu CQD được diễn giải không chính xác, do vậy mà
người ta sau đó đã thay bằng SOS: ba chấm, ba gạch, ba chấm.
Một năm sau khi SOS được phê chuẩn, tín hiệu này đã
cứu được con tàu Cunard “SS Slavonia” ở quần đảo Azores rất thành công. Tuy
nhiên, sự thừa nhận rộng rãi chỉ từ sau vụ tai nạn của tàu “Titanic” năm 1912.
Sau khi “Titanic” đâm vào tảng băng trôi, các sĩ quan điện tín trên tàu đã phát
tín hiệu cũ CQD cùng tín hiệu mới SOS nhưng các con tàu trong vùng này đã không
đếm xỉa đến cả hai tín hiệu này, cho rằng các sĩ quan điện tín của “Titanic”
đùa. Jack Philips – sĩ quan điện tín số một của “Titanic” đã chết đuối cùng
1500 người khác. Chỉ sau thảm họa này người ta mới nhận ra một sự thật cay đắng
giúp nhận thức tầm quan trọng của một hệ thống tín hiệu thống nhất.
NHỮNG NHÀ PHÁT MINH KHÔNG ĐƯỢC TRẢ XU NÀO
Trong số những người sống trên thế giới này có những
người thường xuyên suy nghĩ, phát minh ra cái gì đấy, họ cố gắng làm cho cuộc
sống này ngày một hoàn hảo hơn. Những phát minh lớn hoặc bé, vĩ đại hoặc bình
thường: từ cách dán chiếc hộp giấy đến những loại thuốc chữa bách bệnh. Có những
phát minh làm đổi thay thế giới và có mặt trong mỗi ngôi nhà trên khắp hành
tinh. Những người phát minh ra chúng giàu có, họ được hưởng phần trăm từ việc
tiêu thụ sản phẩm và luôn chiếm thứ bậc cao trong bảng xếp hạng tỷ phú của tạp
chí “Forbes”. Nhưng không phải lúc nào cũng vậy. Hóa ra vẫn còn nhiều phát minh
có qui mô và tầm cỡ đã “cho không, biếu không” cho nhân loại: tác giả của những
phát minh này đã quên đăng ký thành quả của mình và cuối cùng họ không được trả
một xu nào.
Karaoke
Thật khó hình dung được ngành công nghiệp giải trí nếu
thiếu karaoke. Không chỉ là các quán karaoke mà còn ở vô khối các nơi khác, kể
cả trong mỗi gia đình. Thật khó tin, nhưng người phát minh ra kỹ thuật cũng như
loại hình giải trí này không được trả một xu nào.
Hơn 30 năm trước Daisuke Inoue là nhạc công của một
ban nhạc vô danh tiếng thường chơi ở các phòng trà. Các nhạc công cảm thấy
thương cho khán giả không biết làm gì mỗi khi họ giải lao. Thế là Inoue nghĩ ra
máy karaoke, xóa giọng hát, để lại phần nhạc đệm và đề nghị khán giả mua vui
mỗi khi các nhạc công nghỉ uống cà phê hay uống trà. Đấy là vào năm 1971. Khán
giả các phòng trà cảm thấy thích thú với kiểu hát này, họ cùng nhau hát đồng ca
mỗi khi ban nhạc nghỉ giải lao. Thế rồi ban nhạc đã làm 11 chiếc máy hát loại này,
mỗi chiếc bán được 100 yen, nghĩa là khoảng 80 cent. Ba năm sau đó karaoke được
các công ty đưa vào sản xuất hàng loạt, còn Inoue vẫn không có ý định đăng ký
phát minh của mình. Từ năm 1987, khi đĩa compact xuất hiện thì karaoke phát triển với tốc độ chóng mặt.
Ngày nay karaoke là gì thì cả thế giới đều biết nhưng tên tuổi nhà phát minh ra
nó không mấy ai biết. Daisuke Inoue không được trả xu nào cho phát minh của
mình, mặc dù tạp chí Time từng gọi
ông là một trong những người có ảnh hưởng nhất của châu Á và năm 2004 ông được
trao giải IgNobel vì “đã tạo ra một thiết bị giúp con người biết chịu đựng
nhau”. Hiện tại ông sống cùng vợ và hai đứa con, buôn những mặt hàng do ông
sáng chế ra: thuốc diệt gián cho máy karaoke và cả thiết bị điện phân nước cho máy
giặt, máy rửa chén bát không dùng bột giặt hay hóa chất. Thái độ của ông đối
với lễ khải hoàn không thành, đối với sự đánh mất tiền dòng bạc chảy là bàng
quan và chịu đựng – đức tính của những người theo trường phái khắc kỷ. Ông nói
rằng ông từng hát với chiếc máy do mình phát minh ra chỉ 4 hay 5 lần gì đó
trong đời, lần đầu tiên là trong dịp sinh nhật 59 tuổi. “Đôi khi – ông tâm sự –
tôi ngắm nhìn chiếc máy hát karaoke hiện đại và nghĩ: “Nó mới tuyệt vời làm
sao!” nhưng tôi chẳng có liên hệ gì với nó cả”.
Ông vua “chuột máy tính”
Douglas Engelbart, cũng như Daisuke Inoue, có thể nói rằng phát minh của ông được cả thế giới sử dụng. Ông là nhà sáng chế đã nghĩ ra con chuột – tay lái của máy tính – năm 1964. Con chuột ra đời như một sản phẩm phụ của hệ thống oN-Line System (NLS), dùng để điều khiển các “cửa sổ”. Con chuột đầu tiên trông như cái hộp gỗ phía dưới có hai bánh xe (dọc và ngang) và có một nút bấm. Sau đó Bill English và Jeff Rulifson đã cải tiến hình dáng gần giống với con chuột ngày nay, còn hai bánh xe được thay bằng viên bi tròn. Trước thập niên 1980 con chuột còn là một thứ kỳ dị và chỉ trở thành phổ biến sau khi công ty Apple quyết định trang bị nó cho việc sử dụng hệ điều hành mới. Steve Jobs đặt cho công ty Hovey-Kelley Design thiết kế những con chuột chất lượng cao với giá khoảng 20 – 30 đô la. Sau đó con chuột trở thành nguyên nhân thành công của máy tính Macintosh năm 1984. Sự thành công vang dội của hệ điều hành Windows 95 của Microsoft cũng nhờ vai trò vô cùng quan trọng của con chuột.
Thế còn người phát minh? Chắc là cũng giàu như Bill Gates? Hóa ra không phải thế. Năm 1968 Douglas Engelbart được trả 10 ngàn đô la cho phát minh và ông mua được một ngôi nhà nhỏ ở vùng ngoại ô, còn ngày 1 tháng 12 năm 2000 ông được tặng huân chương công nghệ (The National Medal of Technology) cho toàn bộ phát minh trong lĩnh vực công nghệ thông tin, trong đó có con chuột máy tính. Đã đành, người phát minh ra con chuột máy tính không nghèo khổ như “con chuột” nhưng ông đã không thu về hàng triệu, hàng tỷ đô la mà đáng ra ông có được.
Ông vua “chuột máy tính”
Douglas Engelbart, cũng như Daisuke Inoue, có thể nói rằng phát minh của ông được cả thế giới sử dụng. Ông là nhà sáng chế đã nghĩ ra con chuột – tay lái của máy tính – năm 1964. Con chuột ra đời như một sản phẩm phụ của hệ thống oN-Line System (NLS), dùng để điều khiển các “cửa sổ”. Con chuột đầu tiên trông như cái hộp gỗ phía dưới có hai bánh xe (dọc và ngang) và có một nút bấm. Sau đó Bill English và Jeff Rulifson đã cải tiến hình dáng gần giống với con chuột ngày nay, còn hai bánh xe được thay bằng viên bi tròn. Trước thập niên 1980 con chuột còn là một thứ kỳ dị và chỉ trở thành phổ biến sau khi công ty Apple quyết định trang bị nó cho việc sử dụng hệ điều hành mới. Steve Jobs đặt cho công ty Hovey-Kelley Design thiết kế những con chuột chất lượng cao với giá khoảng 20 – 30 đô la. Sau đó con chuột trở thành nguyên nhân thành công của máy tính Macintosh năm 1984. Sự thành công vang dội của hệ điều hành Windows 95 của Microsoft cũng nhờ vai trò vô cùng quan trọng của con chuột.
Thế còn người phát minh? Chắc là cũng giàu như Bill Gates? Hóa ra không phải thế. Năm 1968 Douglas Engelbart được trả 10 ngàn đô la cho phát minh và ông mua được một ngôi nhà nhỏ ở vùng ngoại ô, còn ngày 1 tháng 12 năm 2000 ông được tặng huân chương công nghệ (The National Medal of Technology) cho toàn bộ phát minh trong lĩnh vực công nghệ thông tin, trong đó có con chuột máy tính. Đã đành, người phát minh ra con chuột máy tính không nghèo khổ như “con chuột” nhưng ông đã không thu về hàng triệu, hàng tỷ đô la mà đáng ra ông có được.
Lúc nào cũng uống Coca-Cola
Có lẽ
John Pemberton là nhà phát minh thiếu thực tế nhất. Mùa hè năm 1886 ông
thử nghiệm một loại nước xi-rô. Thứ nước ép mà ông làm ra, sau
khi uống thử thấy được, ông
mang ra nhà thuốc Jacob’s để bán cho người sử dụng. Theo hướng
dẫn của Pemberton, nhà thuốc pha thứ nước này với
nước lã rồi bán với
giá 5 cent một ly. Năm đầu
tiên bán được 50 đô la trong khi
tiền bỏ ra quảng cáo là 79,96 đô la. Năm sau đó hàng bán chạy hơn nhiều nhưng Pemberton không nhìn ra tiềm
năng của mình nên đã bán công
thức cho công ty Jacob’s. Theo tính
toán của con
cháu ông
thì số tiền thu được là 1989 đô la 36 cent. Sau này, như chúng ta đã biết, thứ nước uống do
Pemberton làm ra đã mang
lại cho những người sở hữu
Coca-Cola số lợi
nhuận không thể kể
hết.
Hiện nay, Coca-Cola là thương hiệu đắt giá nhất hành
tinh, được các chuyên gia đánh giá là khoảng 75 tỷ đô la. Thế nhưng trong số
những người trở nên giàu có nhờ
phát minh của
Pemberton không hề có con cháu hoặc những người bà con
của ông.
Súng AK-47
Mikhail Kalashnikov, người sáng chế ra súng tiểu liên
AK-47 nổi tiếng cũng không hề kiếm được tiền từ phát minh của mình. “Nhà nước
lấy hết tất cả” – nhà sáng chế tâm sự. AK-47 là tên viết tắt của “Automat
Kalashnikov mẫu năm 1947”, là loại súng tiểu liên phổ biến nhất trên thế giới
vì độ tin cậy cao trong điều kiện chiến đấu không tiêu chuẩn và có giá rẻ được
quân đội rất nhiều nước sử dụng, trong đó có Việt Nam. Kể từ năm 1947 nước Nga
đã bán hơn 100 triệu khẩu súng AK-47 nhưng người sáng chế không được trả xu
nào. Gần đây, Kalashnikov ký hợp đồng với một công ty cho phép công ty này sử
dụng thương hiệu “Kalashnikov”, đổi lại ông được hưởng 30 % doanh thu từ các
mặt hàng sử dụng thương hiệu này. Các mặt hàng mang thương hiệu “Kalashnikov”
là ô dù (không phải súng), vợt tennis, lotion dùng sau khi cạo râu và một số
loại nước cocktail.
Kính vạn hoa
Kính vạn hoa do nhà bác học người Scotland David Brewster sáng chế ra năm 1816 khi ông làm
thí nghiệm về phân cực ánh sáng. Mẫu thiết kế ban đầu được
làm từ một cái ống, bên trong đặt cặp gương ở một đầu, đầu
kia đặt một đĩa kính mờ. Brewster để ý thấy
rằng những chuỗi hạt kính ông đặt ở giữa cùng với gương tạo nên những hoa
văn thật diệu kỳ. Những hoa văn này thay đổi
theo góc đặt
của gương. Xác suất để thu được
hai hình giống nhau
là vô cùng
bé. Brewster đặt tên cho nó là “kaleidoscope” có gốc từ tiếng Hy Lạp và có nghĩa là “ngắm những hình ảnh đẹp”. Mặc dù Brewster đã đăng
ký bản quyền phát minh kính vạn hoa nhưng sau đó ông
chẳng thu được đồng nào từ
sản phẩm được sản xuất
hàng loạt dùng làm đồ chơi này. Bản quyền của ông đăng
ký chưa đầy đủ theo như nhiều người
hiểu. Nhiều nhà doanh nghiệp sau đó đã sản xuất hàng trăm ngàn kính vạn hoa thu lợi nhuận cả núi tiền nhưng Brewster không được
trả xu nào.
Ghim kẹp giấy
Từ thế kỷ 13 con người đã biết cách xếp các tờ giấy
vào nhau rồi xâu một sợi dây qua lỗ ở góc phía bên trên. Năm 1835 một bác sĩ ở
New York đã làm ra một chiếc máy sản xuất kim găm dùng cho thợ may và dùng để
găm giấy. Còn chiếc ghim kẹp giấy đầu tiên là do nhà sáng chế người Na Uy Johan
Vaaler nghĩ ra năm 1899. Johan Vaaler không thu được đồng nào từ phát minh này
vì ông không làm tìm được nguồn vốn đầu tư hay nhà sản xuất, là điều mà những
người Anh (công ty Gem Manufacturing Ltd) đã làm được vào năm 1900. Thật khó
hình dung ra khối lượng giấy tờ văn bản ngày nay mà không có ghim kẹp giấy. Và
cũng thật khó hình dung ra số tiền mà con cháu của Johan Vaaler có lẽ đã được
hưởng nếu ngày đó ông đã đăng ký được phát minh của mình.
Đĩa CD
Đĩa CD thường được coi là phát minh của người Hà Lan (công ty Philips) và người Nhật (công ty Sony). Phát minh này ra đời trong thập niên 1980, thế kỷ XX. Bản quyền của hai công ty nói trên được nhiều nguồn thừa nhận, kể cả bộ bách khoa toàn thư đại chúng phổ biến khắp thế giới như Wikipedia. Tuy nhiên có một giả thiết khác cũng chính xác không kém: đĩa CD do nhà vật lý Mỹ James Russell phát minh từ thập niên 1960, thế kỷ XX. Ông đã thực hiện một ý tưởng có tính bước ngoặt, nghĩ ra một thiết bị không có sự tiếp xúc trực tiếp giữa các thành phần của quá trình thu, phát. Đấy chính là đĩa CD đầu tiên.
Đĩa CD
Đĩa CD thường được coi là phát minh của người Hà Lan (công ty Philips) và người Nhật (công ty Sony). Phát minh này ra đời trong thập niên 1980, thế kỷ XX. Bản quyền của hai công ty nói trên được nhiều nguồn thừa nhận, kể cả bộ bách khoa toàn thư đại chúng phổ biến khắp thế giới như Wikipedia. Tuy nhiên có một giả thiết khác cũng chính xác không kém: đĩa CD do nhà vật lý Mỹ James Russell phát minh từ thập niên 1960, thế kỷ XX. Ông đã thực hiện một ý tưởng có tính bước ngoặt, nghĩ ra một thiết bị không có sự tiếp xúc trực tiếp giữa các thành phần của quá trình thu, phát. Đấy chính là đĩa CD đầu tiên.
Năm 1971 Eli Jacobs thành lập công ty Optical
Recording và mời Russell cộng tác để làm đĩa video. Ý tưởng chỉ là để ghi các
chương trình truyền hình trên đĩa nhựa rồi gửi theo đường bưu điện cho những
người cần xem những chương trình truyền hình mà họ yêu thích vào bất cứ lúc
nào. Năm 1974 công ty trưng bày máy ghi và đọc đĩa ở triển lãm ở Chicago, năm
1975 đại diện của công ty Philips thăm phòng thí nghiệm của Russell và nói rằng
đĩa này chỉ để lưu dữ liệu chứ không dùng cho video hoặc audio được. Hai tháng
sau lần thăm phòng thí nghiệm của Russell, công ty Philips giới thiệu đĩa CD –
giống hệt như đĩa của Russell. Sau đấy, không chỉ Philips mà cả Sony và một số
công ty khác đã phát triển công nghệ của Russell mà không nhắc gì đến tên ông.
Russell cũng không đòi hỏi gì, ông chỉ nói rằng có thể là những người ở các nơi
khác nhau cùng nảy ra một ý tưởng trong cùng một lúc, nhưng cuối cùng thì họ
cũng đã trả tiền.
Quả thật, Philips và Sony có trả tiền bản quyền cho
Viện Battelle Memorial, công ty Optical Recording và ông chủ Eli Jacobs. Năm
1992 Time Warner và một số nhà sản xuất khác kiện công ty Optical Recording ra
tòa và cuối cùng họ đã phải trả 30 triệu đô la do vi phạm bản quyền vì tòa cho
rằng bản quyền là của Optical Recording. Từ tất cả những số tiền trên James Russell không được một
xu nào vì cả 26 bản quyền liên quan đến đĩa CD đều là của công ty Optical
Recording.
AI BÊN PHẢI, AI VỀ BÊN TRÁI
Cuộc tranh luận về việc tay lái bên phải hay bên trái xem
ra vẫn tiếp tục và chưa có hồi kết. Sự khác nhau trong thiết kế của ô tô đã
chia thế giới này ra làm hai phần – tay lái bên phải và tay lái bên trái. Đến
thời điểm hiện tại có 66 % dân số thế giới đi về bên phải và 34 % đi về bên
trái; 28 % tất cả mọi con đường trên thế gian này đi theo bên trái và 72 % - đi
theo bên phải. Người Việt Nam chúng ta xưa nay vẫn đi về bên phải nhưng trên
thế giới này còn có hơn 70 quốc gia và vùng lãnh thổ đi về bên trái. Trong số
này có Anh, Ai-len, Nhật, Hồng Công, Macao, Singapore, Indonesia, Brunei, Malaysia,
Thái Lan, Úc, New Zealand, Ấn Độ, Pakistan, Nam Phi…
Tuy nhiên, truyền thống đi bên phải hay bên trái đường đã
có từ rất lâu trước khi ô tô ra đời. Dưới đây chúng ta thử tìm hiểu tại vì đâu
mà có sự phân chia như vậy.
Theo một giả thiết thì việc đi về bên phải đường xuất
hiện ở châu Âu từ thời Trung cổ, khi mà trên những con đường nhỏ đi qua những
làng quê không phải ô tô mà là những ngưỡi cưỡi ngựa. Tất cả họ đều có trang bị
vũ khí. Cánh tay bên trái họ giữ tấm khiên để bảo vệ, phòng khi bị tấn công,
bởi thế, họ luôn đi về bên phải. Một giả thiết nữa cho rằng khi những con ngựa
kéo xe mà chạy lung tung thì điều khiển chúng về bên phải sẽ dễ dàng hơn, bằng
cách dùng tay phải – là cánh tay mà đa số thuận hơn tay trái – để kéo dây
cương…
Tuy nhiên, một giả thiết khác lại cho rằng đầu tiên ở
châu Âu người ta đi theo bên trái. Chính những người cưỡi ngựa thời Đế chế La
Mã luôn đi như vậy vì cánh tay phải sẽ chủ động tấn công người cưỡi ngựa đi
ngược chiều. Ngoài ra, đi bên trái sẽ thuận tiện hơn vì bao đựng gươm đeo ở bên
trái.
Các nhà sử học cho rằng việc đi bên trái lần đầu xuất
hiện ở nước Anh. Anh là quốc đảo nên mọi liên hệ với thế giới chỉ thông qua
đường biển. Cục giao thông hàng hải nước này qui định tàu thuyền phải đi về bên
trái. Sau đấy, qui tắc này được áp dụng cho cả đường bộ và ảnh hưởng sang tất
cả các nước là thuộc địa của Anh. Ngày nay nhiều quốc gia vẫn còn giữ truyền
thống này.
Một giả thiết nữa cho rằng sở dĩ người ta đi về bên trái
là xuất phát từ việc ngày xưa những chiếc xe ngựa kéo do những người cầm roi ở
tay bên phải điều khiển. Nếu đi theo đường bên phải thì nhiều khi họ vung roi
quất vào người đi bộ cùng chiều trên đường. Bởi thế, người ta phải đi về bên
trái…
Sau khi ô tô ra đời, ở châu Âu liên tục có sự thay đổi bên
trái qua bên phải và bên phải qua bên trái. Đa số các nước đi về bên phải nhưng
Anh, Thụy Điển và một phần của Đế quốc Áo – Hung lại đi về bên trái. Còn Italia
thì mỗi thành phố đi theo mỗi kiểu khác nhau. Tiệp Khắc (Séc và Slovakia) trước
đấy thuộc Đế quốc Áo – Hung đi bên trái nhưng đến năm 1938 đổi sang phải. Thụy Điển đổi sang phải năm 1967.
Một số quốc gia khác ở Châu Phi là thuộc địa của Anh
nhưng lại giáp với các nước là thuộc địa của Pháp đi bên phải nên cũng thay đổi
từ bên trái qua bên phải. Hai miền Nam và Bắc Triều Tiên đổi sang bên phải năm
1946, sau khi thoát khỏi ách thống trị của Nhật.