Thứ Ba, 18 tháng 9, 2018

Những cách đặt tên cho công ty


NHỮNG CÁCH ĐẶT TÊN CHO CÔNG TY

Người sáng lập đặt tên cho công ty của mình cũng như cha mẹ đặt tên cho con cái vậy. Đó là những gửi gắm, những ước mong thầm kín được đặt vào cái tên. Có nhiều trường hợp người sáng lập chỉ việc lấy tên của mình đặt cho tên công ty. Lại có nhiều trường hợp rất ngẫu nhiên, thậm chí nhầm lẫn, kể cả nửa đường đứt gánh... Nhưng có lẽ Đức Chúa Trời chỉ xét theo sự chân thành, theo cái tâm của người đặt nên công ty của họ ngày càng phát triển, sản xuất và buôn bán ngày một phát tài. Xem cách đặt tên của các công ty lớn trên thế giới ta sẽ thấy một điều là công ty của họ đã lớn từ việc lựa chọn cái tên.
Dưới đây là tên các công ty lớn trên thế giới được giải mã theo những giả thiết đáng tin cậy nhất và đã trở nên phổ biến. Tên các công ty xếp theo trật tự ABC.

Adobe – tên công ty này lấy tAdobe Creek, là n con sông gần nhà của người sáng lập John Warnock.
Adidas – là tên của người sáng lập công ty Ali Dassler. Ông chủ công ty không muốn dùng đầy đủ tên của mình. Tên ông là Adolf.
Apache – công ty này lúc đầu sản xuất bảng nối cho các chương trình. Từ đó mà có APAtCHy, sau chuyển thành Apache.
Apple – là thquả yêu thích của người sáng lập công ty Steve Jobs (nó là trái cấm vườn địa đàng). Suốt ba tháng trời đi tìm một tên gọi mà chưa được, một hôm Steve Jobs đưa ra cho đồng sự tối hậu thư: “Tôi sẽ gọi công ty Apple, nếu 5 giờ sáng mai các anh không có đề nghị nào hay hơn”. Apples Macintosh – tên một loại táo có khắp thị trường nước Mỹ từ ngày đấy.
Canon – dựa theo Kwanon, nghĩa là Phật Quan âm (tiếng Anh: Buddhistic Goddess of Mercy), nhưng để tránh sự phản đối của các tổ chức tôn giáo, được viết thành Canon.
Casio – được đặt theo tên người sáng lập Kashio Tadao.
Cisco – viết tắt từ San Francisco.
Compaq – com và paq (một chi tiết kết nối).
Corel – dựa theo tên người sáng lập công ty, Michael Cowpland. Giải mã từ: COwpland REsearch Laboratory (Phòng thí nghiệm khảo cứu của ông Cowpland).
Daewoo – nhà sáng lập công ty Kim Wo Chong gọi tên công ty của mình rất khiêm tốn: “Đại Hoàn vũ”. Tiếng Việt nghe như Đê-U-u…
Fuji – núi Phú Sĩ, ngọn núi cao nhất nước Nhật.

Google – tên này từ Googol, có nghĩa là số 1 với 100 số không. Google do Milton Sirotta, cháu của nhà toán học Mỹ, Edward Kasner nghĩ ra. Từ “A Google” được ghi trong tấm ngân phiếu của người sáng lập đầu tiên gửi các đồng sự của mình. Thế rồi tất cả nhất trí gọi hệ thống tìm kiếm như vậy.
HP (Hewlett-Packard) – cả hai nhà sáng lập công ty Bill Hewlett và Dave Packard đã quyết định tung đồng xu để xác định tên ai đứng trước. Và như chúng ta đã biết, Bill may mắn hơn.
Hitachi – tiếng Nhật nghĩa là “Mặt trời mọc”.
Honda – được đặt theo tên người sáng lập Soichiro Honda.
Honeywell – được đặt theo tên người sáng lập Mark Honeywell.
Hotmail - Jack Smith và Sabeer Bhatia quyết định chọn từ này vì trong nó có cả các chữ HTML (ngôn ngữ của trang web).
Hyundai – tiếng Hàn nghĩa là “Đương thời”.
IBM – International Business Machines.
Intel – Bob Noyce và Gordon Moore muốn đặt tên công ty là Moore Noyce nhưng lúc đó đã có mạng lưới cửa hàng tồn tại. Bởi vậy, cả hai người quyết định dừng lại ở chữ viết tắt của INTegrated Electronics.
Kawasaki được đặt theo tên người sáng lập Shozo Kawasaki.
Kodak – k là chữ cái yêu thích nhất của George Eastman, người sáng lập công ty này. Ông ta đi tìm một từ mà bắt đầu và kết thúc bằng k. Mặt khác, chữ k trong bảng an-pha-bê của tất cả các ngôn ng (trừ các ngôn ngữ tượng hình) đều viết giống nhau. Và một điều nữa, khi ta chụp ảnh thì tiếng máy ảnh nghe như: cô-ô-đắc (Kodak).
Konica – trước đây có tên là Konishiroku Kogaku.
LG – là hai chữ cái đầu của các brand-name: Lucky и Goldstar.
Lotus – người sáng lập công ty này Mitch Kapor tập thiền. T đó công ty lấy tên theo một kiểu ngồi thiền.
Microsoft — MICROcomputer SOFTware. Đầu tiên viết Micro-Soft. Sau đó người ta bỏ đi dấu gạch ngang.
Mitsubishi – do người sáng lập, ông Yataro Iwasaki nghĩ ra năm 1870. Từ này theo tiếng Nhật có nghĩa là “Ba viên kim cương”.
Motorola – người sáng lập, ông Paul Galvin nghĩ ra tên này khi công ty của ông bắt đầu sản xuất đài (radio) cho xe ô tô. Các công ty cung cấp phụ tùng thời đó đều có tên kết thúc bằng ch“ola”.
Mustek – là Most Unique Scanning Technologies (công nghệ Scan tốt nhất), “k” thay vì “ch”.
Nabisco – đầu tiên là The NAtional BISCuit Company, từ năm 1971 đổi thành Nabisco.
NEC  đầu tiên là Nippon Electric Company, Ltd. Viết tắt từ 1983.
Nikon – đầu tiên là Nippon Kogaku, nghĩa là “quang học Nhật Bản”.
Nintendo – bao gồm ba từ Nhật Nin-ten-do, có nghĩa là “trời xanh cảm tạ công việc nặng nề”.
Nissan – trước kia có tên là Nichon Sangio, nghĩa là “công nghiệp Nhật Bản”.
Nokia – đầu tiên là một nhà máy chế biến đồ gỗ, sau đó sản xuất cả những sản phẩm từ cao su ở thành phố Nokia, Phần Lan.
Novell – do vợ của George Canova, người đồng sáng lập công ty nghĩ ra. Cô này đã nhầm lẫn khi nghĩ rằng “Novell”, tiếng Pháp nghĩa là “mới”.
Oracle – những nhà sáng lập, Larry Ellison và Bob Oats thực hiện một dự án cho CIA, mật mã của dự án này là Oracle. Sau đó dự án bị hủy nhưng cái tên thì vẫn còn lại.
Philips – mang họ của người sáng lập. Công ty này do Gerard Philips thành lập năm 1891 ở Eindhoven, Hà Lan.
Samsung – tiếng Hàn nghĩa là 3 ngôi sao.
Sanyo – tiếng Hán nghĩa là “ba đại dương”.
SAP – “Systems, Applications, Productss in Data Processing”, do 4 người trước đây làm cho hãng IBM thành lập. Cả bốn người cùng làm ở nhóm Systems/Applications/Projects.
SCO – xuất phát từ: Santa Cruz Operation.
Siemens – do Werner von Siemens thành lập năm 1847.
Sony – từ tiếng Latin “Sonus”(âm thanh), còn sonny nghĩa là cô bé (tiếng lóng).
Subaru – là tên một chòm sao.
SUN – là công ty phần mềm do 4 cựu sinh viên Đại học Stanford sáng lập. SUN là viết tắt của Stanford University Network.
Suzuki được đặt theo tên người sáng lập Michio Suzuki.
TDK – Tokyo Denki Kogaku.
Toshiba – là tên ghép của hai công ty hợp nhất Tokyo Denki (Tokyo Electric Co) và Shibaura Seisaku-sho (Shibaura Engineering Works).
Toyota được đặt theo tên người sáng lập Sakichi Toyoda. Sau đó đổi sang Toyota cho dễ nghe hơn. Toyota bằng tiếng Nhật gồm 8 chữ cái (số 8 là con số may mắn của người Nhật).
Xerox – tiếng Hy Lạp: xer – nghĩa là khô. Nhà phát minh Chester Carlson muốn lấy tên là “khô” bởi vì vấn nạn của máy photocopy thời đó là “ướt”.
Yahoo – từ này do nhà văn Jonathan Swift nghĩ ra trong cuốn “Những cuộc phiêu du của Gulliver (Gulliver's Travels). Những nhà sáng lập công ty, Jerry Yang và David Filo chọn tên này vì họ tự coi mình là những Yahoo. Tuy nhiên, hiện nay có xu hướng giải mã tên này là: Yet Another Hierarchical Officious Oracle (nghe có vẻ như: “Thêm một hệ thống tìm kiếm xây dựng theo nguyên tắc thứ bậc).
3Com – lấy từ Computer Communication Compatibility Corporation, bỏ đi chữ cuối cùng.
3D Minnesota Mining and Manufacturing Company. 

  
VÌ SAO LẠI QWERTY?

QWERTY (phiên âm tiếng Việt nghe như “cu-của-tý” – là kiểu trình bày bàn phím phổ biến nhất trên các bàn phím máy tính và máy đánh chữ tiếng Anh. QWERTY là sáu ký tự đầu tiên trên hàng phím đầu tiên của bàn phím.
Nhưng tại vì sao lại theo trật tự này?
Những máy đánh chữ đầu tiên có 8 – 10 dãy phím gõ. Một khi người ta chưa nghĩ ra phím “Shift” thì số dấu mổ nhiều gấp đôi số chữ cái: một nửa dùng để gõ chữ viết thường, một nửa – chữ viết hoa.
Nhà phát minh người Mỹ Christopher Sholes chế tạo ra chiếc máy đánh chữ đầu tiên, được sản xuất hàng loạt vào năm 1873, gặp phải một vấn đề sau đây: nếu sắp xếp các phím mổ theo trật tự ABC thì khi gõ nhanh những thanh nối với các phím mổ bị vướng vào nhau. Người đánh máy phải dùng tay gỡ các thanh nối ra. Một người bạn của Sholes, James Densmore đề nghị tách các phím mổ những chữ cái thông dụng ra bốn phía.
Bàn phím QWERTY được sử dụng từ ngày đó cho đến bây giờ. Hiệu quả của việc sắp xếp này vẫn còn là vấn đề tranh cãi. Ý nghĩa của nó là để cho các thanh gõ không bị vướng vào nhau. Nhưng có điều kỳ lạ là ở cái thời mà những người đánh máy giỏi nhất cũng chỉ gõ bằng hai ngón, không ai có thể tin rằng sau này người ta có thể gõ bằng 10 ngón và thậm chí không cần nhìn vào bàn phím.
Từ những ngày đầu tiên Sholes đã hiểu rằng khách hàng có thể sẽ không tin vào cách sắp xếp bàn phím như vậy nên ông đã thuyết phục họ rằng sự sắp xếp này là “theo lời khuyên của các nhà bác học”. Sholes khẳng định rằng với bàn phím QWERTY, các ngón tay cần di chuyển ít nhất. Trên thực tế thì ngược lại: khi đánh những chữ cái thông dụng, các ngón tay cần chạy hết từ góc này sang góc khác. Đa số các cô đánh máy chuyên nghiệp vẫn tin tưởng ở những lời của Sholes.
Một thực tế nữa là có nhiều từ tiếng Anh chỉ gõ ở bên tay trái, trong khi có rất ít từ được gõ ở bên tay phải. Nhưng điều này lại tiện cho những người thường dùng tay phải để di chuột trong khi tay trái gõ bàn phím.

Với sự xuất hiện của máy chữ điện tử thì vấn nạn kẹt đã không còn. Nhiều nhà khoa học đưa ra những bàn phím hiệu quả hơn – các chữ cái thông dụng được bố trí ở giữa bàn phím. Đáng kể nhất trong số này là bàn phím Dvorak do August Dvorak và William Dealey thiết kế và được cấp bằng sáng chế năm 1936.  Sách Kỷ lục Guiness đã xác nhận kỷ lục đánh máy của cô thư ký Barbara Blackburn. Sử dụng bàn phím Dvorak, năm 1985 Barbara Blackburn đánh máy với tốc độ 150 từ/ phút, trong vòng 50 phút tốc độ này đạt đến 170 t và trong một số quãng thời gian ngắn đến 212 t/ phút.
Nhiều nghiên cứu của các nhà khoa học chỉ ra rằng bàn phím QWERTY  ít hiệu quả hơn các bàn phím khác. Những cuộc tranh cãi kiểu này vẫn chưa có hồi kết và chỉ có thời gian có thể xác định ai thắng ai trong vấn đề này. Dù sao thì cho đến ngày hôm nay cả thế giới vẫn sử dụng bàn phím QWERTY. 


QUẢ CHANH

Trong những thứ của ngon vật lạ mà những người lính của Alexander Đại đế mang từ Ấn Độ về châu Âu thì chanh là thứ quả mà người châu Âu chưa hề biết. Người ta gọi chanh là táo Ấn Độ. Nhưng khác với người thời đó – coi chanh là thứ quả ngon, người châu Âu ngày nay không ai ăn chanh bởi vì chanh thì chua. Trong 100 gam chanh có 40 milligam Vitamin C.
Hải quân Anh coi công lao của nhà hàng hải nổi tiếng James Cook không phải là những phát hiện địa lý, mà ông được tặng huân chương Hoàng gia vì đã nghĩ ra cách chữa bệnh sco-bút (bệnh thiếu máu do thiếu sinh tố C) cho thủy thủ bằng quả chanh.
Ô-liu là biểu tượng của hòa bình, nguyệt quế là biểu tượng của vinh quang, mận gai là biểu tượng của sự trừng phạt...Văn học dân gian Tây Ban Nha coi quả chanh là biểu tượng của tình yêu cay đắng, bị dối lừa. Quả cam mới là biểu tượng của tình yêu ngọt ngào. Các nhà báo gọi những vận động viên thể thao không thích trả lời phỏng vấn của họ là “chanh”.
Nhạc sĩ nổi tiếng người Nga Dmitry Shostakovich từng được Nữ hoàng Anh Elizabeth II mời dự tiệc trà. Cuối buổi tiệc trà Shostakovich dùng thìa lấy lát chanh từ trong cốc và… ăn. Theo nghi lễ Hoàng gia thì điều này là không thể được, tất cả quan khách có mặt trong buổi tiệc trà hôm đó cảm thấy vô cùng bối rối. Thấy vậy, Nữ hoàng quyết định thay đổi tình thế bằng cách cũng lấy lát chanh từ trong cốc của mình và ăn. Sau đấy ở nước Anh phổ biến một thói quen ăn lát chanh từ cốc nước trà. Nhà văn Napoleon Hill từng khuyên những người kém may mắn rằng: “Khi cuộc đời chìa quả chanh cho bạn thì bạn đừng than vãn – hãy dùng nó để làm nước ngọt”.

Những công nghệ đã được phát minh từ đời tám hoánh


NHỮNG CÔNG NGHỆ ĐÃ ĐƯỢC PHÁT MINH TỪ ĐỜI TÁM HOÁNH

Nhiều công nghệ hiện đại chúng ta quen gọi là phát minh của thời nay thực ra là đã được phát minh từ rất lâu rồi. Những người sống trong thế kỷ này vẫn tự hào rằng thời của chúng ta khoa học có những bước tiến mà cha ông chúng ta chưa mơ đến. Tiền nhân tìm ra lửa, làm ra bánh xe và tiếng nói, nhưng chúng ta có công nghệ. Tuy nhiên, tất cả không hẳn thế. Nhiều công nghệ hiện đại mà chúng ta quen gọi là của thời nay, thực ra đã được phát minh ra từ trước đó rất lâu.
- iPod (máy nghe nhạc nén)
iPod được coi là phát minh của hãng Apple vào năm 2001. Trên thực tế, công nghệ này do kĩ sư Kane Kramer phát minh ra từ năm 1979 nhưng do bộ nhớ quá bé – chỉ đủ cho ghi nhạc 3 phút rưỡi nên phát minh này không áp dụng được. Ý tưởng lập một kho lưu trữ nhạc để người sử dụng tải nhạc vào máy qua đường dây điện thoại cũng không thành. Kramer phải bán nhà rồi cùng vợ và hai đứa con đi thuê nhà ở.
- Ô tô
Ô tô được coi là phát minh của cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20. Trên thực tế, người đầu tiên nghĩ ra chiếc xe vận chuyển vũ khí mà không cần ngựa kéo là nhà phát minh người Pháp Nicolas Joseph Cugnot. Tuy nhiên phát minh của ông không phổ biến được vì thiết kế chưa hoàn chỉnh, khi chạy thử ông đã đâm vào tường vì xe rất khó lái và chạy chậm.
- Máy vi tính
Máy vi tính được coi là phát minh của Konrad Zuse trong thời chiến tranh Thế giới thứ 2. Trên thc tế, người phát minh ra chiếc máy tính như bây giờ là nhà toán học người Anh Charles Babbage. Ông này nghĩ ra nhưng không tự thiết kế được. Năm 1822 Charles Babbage kêu gọi chính phủ Anh cung cấp tài chính cho dự án. Ông được cấp 1500 bảng nhưng không thể hoàn thành dự án trong 3 năm. Mặc dù chiếc máy tính không thành nhưng dự án của ông đã làm xuất hiện một nghề nghiệp mới: lập trình, mà tiểu thư Ada Lovelace – con gái của nhà thơ Byron là lập trình viên đầu tiên trên thế giới đã lập chương trình cho dự án không thành này.
- Tàu ngầm
Tàu ngầm được coi là phát minh của thời chiến tranh Thế giới thứ 1. Trên thực tế, bản vẽ của con tàu giống như tàu ngầm hiện nay là của William Bourne từ năm 1578. Còn năm 1623 nhà bác học Hà Lan Van Drebbel là người chế tạo ra chiếc tàu ngầm có hình dáng giống với chiếc tàu ngầm hiện nay.

- Máy bán hàng
Máy bán hàng được coi là phát minh của đầu thập niên 80 thế kỷ 19. Những máy bán tem thư, sách, bưu ảnh lần đầu tiên được chào hàng tại triển lãm công nghiệp thế giới ở London. Các nhà công nghiệp Mỹ sản xuất máy bán kẹo cao su, đồ uống, snack và đặt chúng ở các đường hầm của thành phố New York.
Trên thực tế, chiếc máy như vậy đã được Hero người Alexandria (Ai Cập) phát minh ra từ thế kỷ thứ 1. Máy này nhận đồng tiền xu và phân phối cho người mua một lượng cố định nước thánh. Khi đồng tiền được đặt vào, nó rơi trên một cái chảo gắn liền với một đòn bẩy. Đòn bẩy làm mở ra một cái van để cho luồng nước chảy ra ngoài. Cái chảo không ngừng để đối trọng với đồng tiền cho đến khi nó rơi ra, tại thời điểm nào đó đòn bẩy sẽ tắt van.
- Súng phun lửa
Súng phun lửa được coi là phát minh vào năm 1901 cho quân đội Đức. Những chiếc súng phun lửa hiện đại được sử dụng trong chiến tranh thế giới th 1. Trong chiến tranh thế giới thứ 2 quân đội rất nhiều nước được trang bị loại vũ khí này.
Trên thực tế, cốt lõi của nguyên tắc súng phun lửa là phát minh của người Hy Lạp cổ đại từ thế kỷ thứ 7 trước Công nguyên (chính xác là của một hàng binh người Syria năm 673 tr. CN). Đấy là loại vũ khí có tên gọi là “lửa Hy Lạp” (Greek fire) – một hỗn hợp gồm dầu lửa, diêm sinh và dầu thực vật – được người Byzantine dùng để đốt thuyền bè của đối phương mà dùng nước không dập tắt được.


30 QUI LUẬT CỦA CUỘC SỐNG

1. Qui luật trống không. Tất cả đều bắt đầu từ trống không. Khoảng không luôn cần được lấp đầy.
2. Qui luật thanh chắn. Những khả năng không đem lại lợi ích. Cần biết vượt qua thanh chắn như vật cản. Khả năng xuất hiện từ những quyết định bên trong. Những mong muốn kín thầm cho ta sức mạnh để thực hiện.
3. Qui luật vị trí trung gian. Để thay đổi cần biết dừng lại rồi sau đấy sẽ đổi hướng đi.

4. Qui luật trả giá. Ta phải trả giá cho tất cả: cho hành động và cho không hành động. Cho điều gì đắt hơn? Đôi khi câu trả lời đến cuối đời mới biết, trong giờ phút lâm chung – ta trả giá cho không hành động đắt hơn. Chạy trốn sự thất bại không làm cho con người ta hạnh phúc. Trong đời cha có rất nhiều thất bại mà đa số chúng đã không xảy ra” – đấy là lời của một người bố nói với những đứa con trai trước khi chết.
5. Qui luật đồng dạng. Cái tương tự kéo theo những cái tương tự. Trong đời không có những người gặp gỡ vô tình. Ta lôi kéo về mình không phải những người ta muốn, mà những người giống ta.
6. Qui luật suy luận. Những suy luận bên trong của con người được thể hiện ra thế giới bên ngoài. Chớ đi tìm nguyên nhân của sự bất hạnh ở bên ngoài mà hãy nhìn vào trong. Thế giới bên trong ta là thế giới thể hiện những ý nghĩ ở bên trong ta.
7. Qui luật đòn cân. Khi con người muốn điều gì đó nhưng không đạt được thì cần nghĩ ra một cái điều gì bằng với cái lúc đầu.
8. Qui luật sức hút. Con người hút vào mình những gì mình yêu thích và sợ hãi hoặc thường xuyên chờ đợi, nghĩa là tất cả ở trong tiêu điểm của nhận thức. Cuộc đời cho ta những gì ta chờ đợi ở nó chứ không phải những gì ta mong muốn.
9. Qui luật thỉnh cầu. Nếu không cầu xin cuộc sống thứ gì thì bạn sẽ chẳng nhận được gì hết. Nếu ta thỉnh cầu số phận cái khó hiểu thì sẽ nhận được cái mơ hồ. Sự thỉnh cầu của ta mang lại cái thực tế tương xứng.
10. Qui luật giới hạn № 1. Không thể nào nhìn ra tất cả. Mỗi người nhìn và nghe cái mà mình hiểu, bởi thế người ta không thể tính được mọi tình huống. Tất cả phụ thuộc vào những trở ngại, những hạn chế của ta. Có những việc xảy ra ngoài ý muốn của ta, không thể biết trước. Con người không thể kiểm soát mọi sự việc trong cuộc đời mình.
11. Qui luật có tính qui luật. Trong đời thường xuyên có những sự kiện xảy ra không phụ thuộc vào ta. Sự kiện xảy ra một lần có thể coi là sự ngẫu nhiên, xảy ra hai lần – có thể coi là sự trùng lặp, nhưng xảy ra ba lần – thì đó là sự kiện có tính qui luật.
12. Qui luật giới hạn № 2. Con người không thể nào có tất cả. Mà con người thường xuyên có một cái gì đó thiếu trong đời. Bí quyết hạnh phúc không ở chỗ dung túng cho những ước muốn của mình mà ở chỗ biết hài lòng với những gì mình có. Thỏa mãn với cái ít quả là không dễ nhưng sẽ thật khó thỏa mãn với cái nhiều. Có thể đánh mất hạnh phúc để đi tìm sự giàu có, cũng có nghĩa là mất tất cả. Có thể giành được tất cả và đánh mất tâm hồn.
13. Qui luật thay đổi. Bạn muốn thay đổi cuộc sống – hãy biết làm chủ tình thế. Không thể nào thay đổi được cuộc sống mà không thay đổi điều gì và không thay đổi chính mình. Nhiều khi vì tính thụ động mà người ta đánh mất những cơ hội do số phận mang lại. Ai là người sắp đặt những sự ưu tiên trong cuộc đời bạn – tự bạn hay là một ai đấy khác? Có thể tự cuộc đời sắp đặt, còn bạn chỉ là người bơi theo dòng chảy của cuộc đời? Bạn hãy trở thành người chủ của số phận mình. Nếu bạn không khởi hành để đi đâu thì bạn sẽ không đi đến đâu cả.
14. Qui luật phát triển. Cuộc sống bắt mỗi người phải giải quyết những vấn đề mà người này lẩn tránh nó, sợ nó, từ chối nó. Nhưng những vấn đề này đằng nào thì cũng phải giải quyết ở một quãng đời sau. Và những cảm xúc, những chịu đựng sẽ mạnh mẽ hơn, còn cái giá – sẽ đắt hơn. Ta tránh điều gì thì rồi sẽ gặp điều ấy.
15. Qui luật tắc-xi. Nếu bạn không phải tài xế mà người ta chở bạn thì càng đi xa bạn càng phải trả nhiều tiền. Bạn không đặt trước hành trình thì có thể đến một nơi bất kỳ. Bạn càng đi sâu vào con đường sai thì càng khó quay trở lại.
16. Qui luật lựa chọn. Cuộc đời ta là một tập hợp vô số những sự lựa chọn. Bạn luôn luôn có sự lựa chọn. Sự lựa chọn của bạn có thể là không lựa chọn. Trong đời có đầy những khả năng, tuy nhiên không có chuyện được mà không mất gì cả. Khi nhận về một điều gì thì có nghĩa là ta từ chối một điều gì đó. Bước vào một ngưỡng cửa, ta bỏ qua ngưỡng bên kia. Mỗi người phải tự quyết định cho mình điều gì quan trọng hơn. Và rất nhiều khi ta được từ cái mất.
17. Qui luật nửa đường. Trong những mối quan hệ với người khác vị trí của bạn là một nửa đường. Không thể điều khiển hoàn toàn được ứng xử của người khác. Người ta có thể không chuyển động, bạn không thể đi hộ người ta và làm cho người ta thay đổi.
18. Qui luật xây cái mới. Để xây một cái gì đó mới, cần: a) phá cái cũ, nếu điều này là cần thiết – dọn sạch chỗ, dành thời gian, huy động sức lực để xây cái mới; b) biết cái gì mình muốn xây. Không nên phá một khi chưa biết xây cái gì. Cần biết mình đi đâu. Nếu bạn không biết mình đi đâu thì bạn không đi đến nơi đó. Ai không bơi đi đâu cả thì người đó không biết được ngọn gió cùng chiều”.
19. Qui luật cân bằng. Dù một người có muốn thay đổi cuộc đời mình theo cách gì thì khuôn mẫu tư duy và hành vi ứng xử theo cách cũ sẽ vẫn níu giữ người này theo cuộc sống cũ đã quen. Nhưng nếu như người này thay đổi được điều gì đấy trong cuộc sống thì cuộc sống mới này sẽ tuân theo qui luật cân bằng. Những thay đổi thường diễn ra chậm chạp và đau đớn do quán tính của tư duy và cách ứng xử, của sự kháng cự bên trong và phản ứng của những người xuang quanh.
20. Qui luật đối lập. Cuộc đời ta sẽ vô nghĩa nếu thiếu những sự đối lập, trong đời có sinh và tử, yêu và ghét, hữu hảo và ganh đua, gặp gỡ và chia ly, vui và buồn, mất và được. Bản thân con người cũng đối lập, một mặt, con người muốn cuộc sống của mình ổn định nhưng luôn có một sự không thỏa mãn thúc giục con người về phía trước. Trong thế giới của các mặt đối lập, con người luôn khát khao tìm lại sự thống nhất với chính bản thân mình, với những người khác và với chính cuộc sống đã bị mất. Tất cả đều có bắt đầu và kết thúc, đấy là vòng đời trần tục. Những thứ đạt đến giới hạn của mình sẽ chuyển sang trạng thái đối lập. Một cặp đối lập sẽ giữ thế cân bằng và sự chuyển từ trạng thái cực đoan này sang cực khác sẽ tạo ra sự đa dạng của cuộc sống. Đôi khi, để hiểu ra một thứ gì đấy chỉ cần biết mặt đối lập của nó. Một sự đối lập không thể tồn tại nếu không có sự đối lập kia – giống như cần đêm để có ngày.
21. Qui luật hài hòa. Con người đi tìm sự hài hòa ở trong bản thân mình và trong cuộc đời. Ta đạt được sự hài hòa với cuộc đời chỉ sau khi có sự hài hòa với chính bản thân mình. Xử sự tốt với chính mình, tiếp nhận chính bản thân mình là tiền đề để hài hòa với cuộc sống, với mọi người xung quanh. S hài hòa không có nghĩa là không có những khó khăn và xung đột vì rằng những thứ này có thể là sự kích thích của sự phát triển nhân cách. Sự hài hòa giữa lý trí, tình cảm và hành động – có thể đấy là hạnh phúc chăng?
22. Qui luật thiện và ác. Thế giới này được tạo ra không phải để thỏa mãn. Cuộc đời không phải lúc nào cũng như quan niệm của ta về nó và theo những mong muốn của ta. Ai không có khả năng làm việc thiện thì sẽ không biết đánh giá cái tốt của người khác. Ai không có khả năng nhìn ra cái ác thì cái ác không tồn tại.
23. Qui luật tấm gương. Những gì mà một người cảm thấy bực tức trong những người khác thì đều có ở trong người này.
Những gì mà người này không muốn nghe những người khác nói ra là những điều rất cần phải lắng nghe trong quãng đời hiện tại. Một người khác có thể là tấm gương đối với ta, giúp ta mở ra những gì ta không nhìn thấy, không biết ở trong mình. Trốn tránh những gì ta cảm thấy khó chịu, trốn tránh những người ta cảm thấy khó chịu ta tự để mất khả năng thay đổi cuộc đời mình, khả năng phát triển ở bên trong mình.
24. Qui luật bổ sung. Chúng ta cần những con người, những sự kiện, những nguồn kiến thức có khả năng đem lại cho ta những gì ta cần, nhưng ta chỉ có được rất ít. Chúng ta cố gắng trở thành người tham dự vào tiềm lực của những người khác. Ta xây cho mình từ phía ngoài. Ta mong muốn có ai đấy, có cái gì đấy – đấy là sự phủ nhận những ưu điểm của mình, là sự thiếu tin tưởng vào những gì mà ta có.
25. Qui luật phản ứng dây chuyền. Nếu bạn mải mê với những tình cảm tiêu cực của mình thì lo lắng này sẽ kéo theo lo lắng khác. Còn nếu bạn thả hồn cho mộng mơ thì những ảo mộng sẽ xua đi hiện thực. Con người đôi khi rất khó từ bỏ những luồng ý nghĩ tiêu cực, không thực tế vì thói quen lo lắng, đau khổ, ước mơ, nghĩa là rời xa thực tại, rời xa sự giải quyết tích cực mọi vấn đề.
26. Qui luật kìm nén. Những gì mà con người kìm nén trong suy nghĩ, hành động của mình, những gì con người phủ nhận ở trong mình đến một thời điểm thích hợp sẽ tràn ra bên ngoài. Ta cần biết tiếp nhận ý nghĩ và tình cảm của mình chứ không phải ghìm nén nó. Hãy biết tiếp nhận những gì bạn không thích ở trong mình và đừng chỉ trích nó. Điều này cho phép ta sống một cuộc đời đầy đủ hơn.
27.Qui luật tiếp nhận. Cuộc đời tự thân không tốt mà cũng chẳng xấu. Tốt hay xấu là ở tri giác của ta. Cuộc đời là như vốn có. Cần tiếp nhận nó, tận hưởng và tin vào nó, tin theo sức mạnh của lý trí và sự chỉ bảo của trái tim Tất cả sẽ như vốn có, thậm chí nếu có khác”.
28. Qui luật đánh giá bản thân mình. Những người xung quanh thường đánh giá một người như người này tự đánh giá mình. Ta cần tiếp nhận và đánh giá chính mình. Đừng tạo cho mình thần tượng, đừng coi ý kiến của mọi người về mình là chân lý. Đi cố gắng giành được tình yêu của tất cả mọi người (là điều không thể), bạn coi thường những nhu cầu của mình, bạn có thể đánh mất mình, đánh mất sự kính trọng đối với bản thân mình. Một con người hoàn hảo trong mọi mặt là điều không tưởng. Bạn đáng giá bấy nhiêu theo bạn tự đánh giá mình, tuy nhiên sự thực tế ở đây không hề có hại.
29. Qui luật trao đổi năng lượng. Con người càng nhận thức được mình và thế giới thì càng có thể cho và nhận nhiều hơn. Cần biết cách trao đổi công bằng và tương xứng với số phận. Nếu bạn cho nhiều hơn nhận thì đến một ngày bạn sẽ kiệt quệ. Nếu bạn cho một ai đấy nhiều hơn những gì bạn nhận được ở người ta thì có thể xuất hiện sự hờn giận. Thế giới này được tạo ra sao cho có thể chia sẻ được với nhau.
30. Qui luật ý nghĩa cuộc đời. Ta đến đời này từ cõi hư vô, cố gắng sống một cuộc đời ý nghĩa rồi sau đó lại trở về hư vô. Mỗi người có ý nghĩa cuộc đời của riêng mình mà ý nghĩa này có thể thay đổi trong những quãng đời khác nhau. Đâu là ý nghĩa của cuộc đời – khát khao đạt đến một điều gì hay chỉ là đơn giản sống? Vì rằng khát khao đạt đến một điều gì đấy, ta bỏ qua chính cuộc đời, nghĩa là, vì kết quả ta đánh mất quá trình. Có thể ý nghĩa chính của cuộc đời – là tự thân cuộc đời. Cần tham dự vào cuộc đời, tiếp nhận nó, khi đó, ta sẽ cảm nhận được nó trong sự đa dạng, và khi đó cuộc đời sẽ tô điểm cho sự tồn tại của con người những sắc màu của nó. Con người chỉ có thể tìm ra ý nghĩa cuộc đời ở bên ngoài mình, trong thế giới. Người chiến thắng trong cuộc đời là người không cầu xin ở số phận một đơn thuốc duy nhất, một phương thuốc bách bệnh cho mọi bất hạnh của mình.


Những món quà tặng đáng giá nhất trong lịch sử


NHỮNG MÓN QUÀ TẶNG ĐÁNG GIÁ NHẤT TRONG LỊCH SỬ

1. Lăng Taj Mahal do hoàng đế Ấn Độ Shah Jahan ra lệnh xây dựng cho người vợ yêu dấu của mình là Mumtaz Mahal bị chết sau khi sinh đứa con thứ 14, được coi là công trình xây dựng đẹp nhất hành tinh. Sau khi lăng xây xong, vị hoàng đế ra lệnh chặt tay tất cả những người thợ xây để họ không bao giờ còn xây được một công trình đẹp như thế nữa. Những bức tường của lăng mộ đẹp từng xăng ti mét nhờ những bức chạm khắc trên đá quí, còn hướng của lăng được thiết kế theo các phía của ánh sáng để sao cho mỗi ngày người ta cảm thấy như được sinh ra với bình minh và chết đi trong hoàng hôn. Tương truyền quân xâm lăng Ba Tư từng san phẳng thủ đô New Delhi nhưng đã không dám đến gần lăng Taj Mahal nên nó vẫn nguyên vẹn như buổi ban đầu.

2. Hòn đảo Scorpion là món quà mà tỷ phú Hy Lạp Aristotle Onassis tặng cho Jacqueline Kennedy. Hai người làm đám cưới trên hòn đảo này.


3. Viên ngọc mà Antonius tặng cho Cleopatra. Viên ngọc này được nhắc đến rất nhiều trong các cuốn sách về tình yêu xưa nay như một món quà thanh lịch và tinh tế nhất trần gian. Antonius từng nói với Cleopatra rằng nếu nàng không thích viên ngọc (to và đẹp nhất trần gian) thì hãy ném nó xuống biển.

4. Vua Pháp Louis XIV tặng cho hoàng hậu của mình chiếc áo măng tô bằng lông chồn dài 1,5 km trải dài từ phòng ngủ đến phòng trà ở giữa vườn hoa. Hoàng hậu từng thích đi chân trần trên con đường này.

5. Sau những món quà trên thì 3 hòm châu báu lấy từ đáy biển Adriatic mà một thợ lặn người Mỹ tặng cho người vợ thân yêu của mình chỉ là chuyện nhỏ.

6. Faust tặng cho Margaret thứ quí giá nhất – linh hồn của mình. Câu chuyện này có một kết cục đau buồn nhưng đây là trường hợp duy nhất trên đời này, khi người ta đem linh hồn tặng chứ không phải đem bán như biết bao nhiêu trường hợp khác.

7. Gói giấy nhỏ mà một cô gái làng chơi có tên là Rachel nhận được từ một vị khách quen với lời dặn là hãy giữ nó suốt đời. Người khách này có tên là Vincent van Gogh, còn trong gói nhỏ kia là cái tai bị cắt của anh ta. Tuy nhiên có rất nhiều người cho rằng câu chuyện này là truyền thuyết vì tai trái của Van Gogh bị người bạn Paul Gauguin cắt khi hai người cãi nhau.

8. Trang trại trồng một loại cây thuộc họ xương rồng dùng để làm thứ rượu Tequila nổi tiếng là quà tặng của Bonnie Parker cho Clyde Barrow (những kẻ cướp nổi tiếng thời Đại suy thoái). Quả thật chưa ai nhìn thấy sổ đỏ của trang trại và những người làm việc trong trang trại cũng không hề biết là đất của họ thuộc về một người phụ nữ nổi tiếng trong lịch sử.

9. Những bông hoa hồng đỏ mà cầu thủ bóng chày Joe DiMaggio tặng cho Marilyn Monroe hằng ngày. Cả khi hai người đã chia tay và cả khi người phụ nữ dấu yêu đã chết, Joe DiMaggio vẫn mang những bó hoa hồng đỏ ra mộ Marilyn Monroe hằng ngày.

10. Viên kim cương 70 cara mà nghệ sĩ Richard Burton tặng cho nữ nghệ sĩ Elizabeth Taylor. Nói chung, 70 cara thì cũng không lấy làm to tát nhưng vì viên kim cương này có một vẻ đẹp thần tiên nên có giá đắt hơn nhiều so với những viên kim cương khác. Không biết có phải vì điều này mà Richard Burton là người đàn ông duy nhất được Elizabeth Taylor đồng ý kết hôn hai lần.


NHỮNG ĐÁM CƯỚI LẠ LÙNG

Tưởng không còn gì thường nhật bằng chuyện về đám cưới. Đó là cô dâu, chú rể, là hai họ nhà trai, nhà gái, là vui vẻ hân hoan…

Ngày nay trên thế giới người ta cưới nhau theo rất nhiều cách: ai đấy tổ chức trên máy bay rồi nhảy dù ra giữa trời, ai đấy lại lặn xuống dưới nước biển sâu... Nhưng có một điều hầu như không bao giờ thay đổi: 1 đàn ông + 1 phụ nữ = đám cưới. Mặc dù vẫn tồn tại những cuộc hôn nhân mà trong gia đình không chỉ có 2 thành viên, thí dụ như hôn nhân tập thể ở Thụy Điển, hôn nhân đồng giới tính ở Hà Lan, Tây Ban Nha vv…, chế độ đa thê ở các nước Hồi giáo, chế độ đa phu ở Tây Tạng nhưng dù sao đấy vẫn gọi là đám cưới. Có chú rể và có cô dâu.
Thế mà có những đám cưới bên cạnh chú rể là trống vắng, cầm tay cô dâu là bóng ma. Có những đám cưới như vậy.

Hôn nhân trong cổ tích.
Chúng ta từng đọc về những tục lệ cổ khi mà người Ai Cập cổ đại ném những cô gái xinh đẹp xuống sông Nin vì cho rằng họ sẽ trở thành những cô dâu của thần sông và làm cho ngài mủi lòng hoặc những sư nữ được coi là những nàng dâu của Chúa, luôn chờ đợi chàng rể từ trời.
Để khẳng định quyền lực của mình, Pietro Orseolo II (thế kỷ XI) – tổng trấn Venice, Ý đã tổ chức lễ thành hôn với biển cả. Ngài ném nhẫn cưới xuống biển và nói to: “Vì sự trị vì muôn thuở, ta – tổng trấn Venice làm lễ thành hôn với ngươi – biển cả!”
Trong kho tàng chuyện cổ tích của các dân tộc Slavơ có những câu chuyện về thần rắn ba đầu Zmey Gorynych bắt trộm các cô gái xinh đẹp để cưới làm vợ hoặc Ivan Tsarevich cưới cho mình không phải cô gái mà là con ễnh ương.
Nhưng đấy là chuyện cổ tích. Liệu cuộc sống ngày nay có thể xảy ra những chuyện vậy? Hóa ra là có thể. Vẫn còn có những cuộc hôn nhân đồng giới tính, hôn nhân với vật vô tri, với động vật, thậm chí cả với xác chết và bóng ma, và xin thưa, những cuộc hôn nhân này diễn ra ở cả châu Phi, châu Á, châu Âu, châu Mỹ, châu Úc.

Quả táo nhận thức.
Một tộc người ở Nepan có tục lệ mà các cô gái trước hết phải kết hôn với hoa quả. Trong cuộc hôn nhân như vậy quả táo xanh đóng vai chàng rể. Đây là cuộc hôn nhân hình thức nhưng nó có một sức mạnh liên kết rất lớn vì rằng táo là biểu tượng của Thần bảo hộ Vishnu. Hình thức hôn nhân này chỉ dành cho các cô gái chưa đến tuổi trưởng thành về giới tính và rất được kính trọng.

Vợ là cây gỗ.
Nhiều dân tộc có hôn nhân với cây gỗ. Quả thật những cuộc hôn nhân như vậy diễn ra chủ yếu là để giải quyết vấn đề gì đấy. Thí dụ như đàn ông vùng Punjab, Ấn Độ không được cưới vợ lần thứ ba nhưng hôn nhân lần thứ tư lại được phép. Vấn đề này sẽ giải quyết được nếu người đàn ông làm đám cưới với một cây gỗ. Ở một số vùng khác của Ấn Độ, thí dụ như Madras chẳng hạn thì những cuộc hôn nhân như vậy rất phổ biến vì nó cho phép người ta lách luật cấm em trai cưới vợ trước anh.

Lấy chồng là một bóng ma.
Một loại hôn nhân với ma phổ biến ở người Nuer, miền nam Sudan. Nếu một người đàn ông chết mà không để lại đứa con trai nào để làm người nối dõi thì một người đàn ông trong số những người bà con đứng ra cưới vợ vì người này. Những đứa con trai sinh ra (con gái không tính) được coi là con của người đã chết. Người Nuer tin rằng nếu không làm như vậy thì người đã chết hóa thành ma và hại những người bà con. Bởi thế, người phụ nữ lấy chồng là người đã chết được thừa kế tài sản của người này để lại. Người chồng, người bố thực chỉ ẩn đằng sau. Tổng thống đương nhiệm của Sudan, tướng Omar Hassan Ahmad al-Bashir được coi là con trai của một người đã chết ba năm trước ngày ông ra đời.

Đám cưới cho những xác chết.
Một đám cưới như vậy được tổ chức ở thành phố Cơ Long (Keelung), Đài Loan. Chàng rể Chen Yen chết vì biến chứng sau khi nhổ răng. Cô dâu Chan Lin đã tự tử trong ngày mai táng người yêu. Trước khi chết cô đã viết bức thư tuyệt mệnh yêu cầu tổ chức đám cưới cho họ và chôn cùng với nhau. Trong đám cưới này em trai của chàng rể và em gái của cô dâu mang những bức ảnh của hai người đã chết. “Gia đình chúng tôi cảm ơn tình yêu của Lin đối với con trai của chúng tôi – bố chàng rể nói – nhưng đáng lẽ Lin có thể làm theo cách mà nhiều người khác vẫn làm, nghĩa là làm đám cưới với linh hồn người chết và vẫn sống ở trần gian”.

Cô dâu mặc áo cưới, chàng rể trong quan tài.
Năm 2003 một nhà thờ ở Anh đã làm đám cưới cho cô Joan Williams và người yêu của cô vừa chết vì tai nạn ô tô. Những người dự đám cưới nhìn quan tài chàng rể và cô dâu mặc áo cưới thề sẽ yêu chồng mãi mãi. Đến nghi thức trao nhẫn cưới thì linh mục đã đặt nó lên một chiếc bàn và tuyên bố Joan từ nay là vợ của Robert. Sau đó vợ hôn chồng lần đầu tiên cũng là lần cuối cùng. Joan và Robert đã yêu nhau tám năm và họ đã có một con trai 3 tuổi. Lễ mai táng của Robert được tổ chức ngay sau đám cưới.

Với trống vắng trong suốt cuộc đời.
Cô Kristel DeMichele 35 tuổi trở thành vợ và góa phụ trong một ngày khi người ta tổ chức đám cưới cho cô với người đã chết. Chồng cô là cảnh sát giao thông bị một lái xe say rượu đâm vào. Để tổ chức đám cưới này người ta đã phải nhờ đến sự can thiệp của đích thân tổng thống Pháp Jacques Chirac vì theo luật thì hôn nhân giữa người sống và người chết chỉ có thể nếu một trong hai người trước khi chết có di chúc để lại.

Đám cưới khi chàng rể không ở trần gian.
Đại tá phi công Yuri Malenchenko làm đám cưới với cô Ekaterina Dmitrieva trong vũ trụ. Con tàu “Progress” đã chở nhẫn cưới lên trạm vũ trụ Quốc tế còn phù rể là một nhân viên duy nhất của chàng rể - nhà du hành vũ trụ người Mỹ Edward Tsang Lu. Dmitrieva và Malenchenko đã dự định đám cưới trên mặt đất nhưng do chuyến công tác đột xuất của chàng rể mà họ thì không muốn hoãn ngày cưới của mình thế là mới có đám cưới ở “trên trời”. Xem ra họ không phải là những người duy nhất có đám cưới không bình thường như vậy.

Cô dâu đã chết với của hồi môn.
Một cặp vợ chồng ở thành phố Thiên Tân, Trung Quốc tìm chồng cho cô con gái đã chết của mình. Người được bố mẹ cô gái chọn sẽ được nhận của hồi môn 100 ngàn đô la và một ngôi biệt thự. Vấn đề là ở chỗ: bố mẹ cô gái muốn người chồng của cô sẽ chung thủy suốt đời. Mẹ cô gái nói rằng bà lúc nào cũng mơ ước được nhìn thấy con gái đi lấy chồng và bà tin rằng con gái bà ở nơi chín suối sẽ rất buồn nếu không có một người chồng ở nơi dương thế. Mặc dù của hồi môn là một món tiền không hề nhỏ nhưng hiện tại chưa có ai muốn làm người góa vợ.

Yêu chính bản thân mình.
Nữ họa sĩ Hus Jennifer người Hà Lan chuẩn bị làm đám cưới với… chính bản thân mình. Hội đồng thành phố Haarlem đồng ý cho tổ chức đám cưới nhưng không đăng ký bằng văn bản. Jennifer tin tưởng rằng trong một tương lai gần sẽ được đăng ký. “Tôi muốn cùng bạn bè kỷ niệm tình yêu với chính bản thân mình – Jennifer nói – tôi đã chán cảnh bị phụ thuộc vào người khác, thường xuyên phải lo lắng đến mất cả sự cân bằng bên trong. Hôn nhân này sẽ mãi mãi bền vững, khi giàu có cũng như khi nghèo túng và cho đến ngày tôi về thế giới bên kia”. Cũng theo lời Jennifer thì đám cưới là thành quả của những năm tháng xung đột giữa tình cảm và công việc, cuối cùng thì cũng hòa giải được với nhau và một kết cục có lô gíc là tổ chức đám cưới.

Hôn nhân với động vật.
Cả thế giới biết đến đám cưới của chàng trai người Ấn Độ Selvakumara với một con chó. Selvakumara tin tưởng rằng đấy là cách duy nhất để chuộc tội. 15 năm trước đó chàng đã đánh chết hai con chó rồi treo chúng trên cây. Sau việc làm này tay chàng trai bị liệt và một tai bị điếc. Một thầy bói trong làng khuyên Selvakumara cưới một con chó để chuộc lỗi lầm. Người theo Ấn Độ giáo tin rằng linh hồn con người có thể nhập vào con vật. Đấy cũng là một nguyên nhân của những cuộc hôn nhân với chó. Năm 2004 một người dân Calcutta tên là Rama đã yêu cầu tòa án cho phép anh ta cưới chó và cho rằng con chó đấy là người vợ đã chết. Ngày trước người vợ thường xuyên nói với Rama rằng kiếp sau nàng sẽ làm chó. Sau khi vợ chết mấy tháng Rama nhìn thấy ngoài đường một con chó có đôi mắt rất giống đôi mắt của vợ mình. Con chó này được Rama đặt tên là Shina. Có lẽ đấy là tên của người đã chết. Tòa án thành phố đã cho phép Rama cưới chó và chàng vô cùng hạnh phúc.
Không chỉ có người Ấn Độ mới kết hôn với động vật. Cô Sharon triệu phú người Anh cưới chồng là một chú cá heo có tên là Cindy. Trong đêm tân hôn họ cùng chơi bóng với nhau. Sharon nói rằng giữa cô và cá heo Cindy có một mối liên hệ tình cảm rất đặc biệt, họ hiểu nhau qua từng cử chỉ nhỏ nhất.
Chàng Tomba ở Sudan bị phạt và buộc phải cưới một con dê vì người ta bắt được chàng quan hệ với con dê này. Cuộc họp của làng quyết định phạt 50 đô la và coi đó là món tiền làm đám cưới đồng thời là chuộc lại lỗi lầm.
Một nông dân Nga tên là Boris Gabov từng đề nghị tổng thống Vladimir Putin cho phép ông cưới một con bò. Người nông dân này nói rằng các cô gái ở làng ông đều bỏ làng đi ra thành phố nên không thể tìm ra người nào để lấy làm vợ, trong khi đó ông lại rất yêu động vật. Tuy nhiên yêu cầu của Boris Gabov không được đáp ứng vì luật Nga không cho phép kết hôn với động vật.

Hôn nhân với những vật vô tri.
Tình yêu có thể cháy lên với cả những vật vô tri vô giác. Những người yêu tháp Eiffel, bức tường Berlin, máy thu hình hay máy tính xách tay ít may mắn hơn Pygmalion: không giống như nàng Galatea, những vật này không hồi sinh được.
Mitch Hellen ở Úc làm đám cưới với một chiếc ti-vi Sony theo đầy đủ nghi lễ: có linh mục cũng như phù dâu, phù rể. Chàng rể long trọng đeo chiếc nhẫn cưới cho cô dâu là chiếc Sony màn ảnh rộng và hứa sẽ yêu vợ cả khi vui cũng như khi buồn. Người đàn ông xem ti vi 10 tiếng đồng hồ trong một ngày này nói rằng “miễn là nó không ăn cắp và chửi bới tôi là được”. Trước đó, anh ta đã lấy vợ 2 lần và đến năm 42 tuổi thì hoàn toàn thất vọng về phụ nữ.
Cô Erica người Mỹ lấy chồng là tháp Ép-phen và đổi tên thành La Tour Eiffel. Trước đó cô từng yêu những mũi tên và đã trở thành một xạ thủ giỏi. Có thể giải thích bí mật của tình yêu này là cô Erica có một tuổi thơ bất hạnh. Ngày còn bé cô yêu anh trai của mình và bị gia đình đưa vào trại tế bần. Kể từ ngày ấy, cô tin tưởng đồ vật hơn con người.

Cô Eija-Riita Eklof người Thụy Điển trở thành vợ hợp pháp của bức tường Berlin và mang họ của chồng là Berlin Mauer (Mauer tiếng Đức nghĩa là tường). Người phụ nữ này nói rằng cô được sống hạnh phúc với cuộc hôn nhân này trong suốt 29 năm cho đến ngày bức tường Berlin bị phá bỏ vào năm 1989.
Cô Sandy Klinsman người Đức yêu say đắm tòa tháp đôi Trung tâm thương mại Thế giới ở New York. Ngày 11 tháng 9 năm 2001 tòa tháp đôi không còn, người phụ nữ này chịu một cú sốc giống như người thân yêu nhất của mình bị chết.
Bộ luật của tiểu bang Texas, Mỹ cho phép kết hôn với những vật vô tri. Từ tháng 12 năm 2003 luật cho phép kết hôn với hoa và các loại cây cảnh trong nhà, tất cả các loại hoa quả, đồ điện, điện tử dân dụng (trừ máy ép nước hoa quả). Ngoài ra, đồ chơi, các vật vệ sinh cá nhân, các loại đồ sưu tập (tem thư, tiền xu, lon bia), đồ lót, phương tiện giao thông (xe hơi, thuyền buồm, xe máy từ 50 phân khối trở lên) đều có thể trở thành cô dâu hoặc chú rể. Tất cả danh mục được phép gồm 754 loại đồ vật.

 Bảy vợ - và tất cả đều là vợ ảo.
Có một loại hôn nhân đặc biệt nữa – đó là hôn nhân trên mạng Internet. Những người sử dụng mạng Internet là những người hoàn toàn bình thường nhưng khi vào mạng họ thường đánh mất chính mình. Một người chồng gương mẫu có thể đóng vai một Đông Gioăng, một tỉ phú hoặc một người đẹp… Bởi thế mà xuất hiện một loại hôn nhân ảo trên mạng. Người Trung Quốc được coi là những người có nhiều vợ chồng ảo nhiều nhất. Có trường hợp một phụ nữ ly dị chồng vì anh ta có vợ và con trên mạng. Các nhà khoa học của Đại học Thượng Hải nghiên cứu vấn đề những quan hệ ảo trên mạng và đi đến kết luận rằng những mối quan hệ như vậy rất quyến rũ vì sự tự do của nó. Người ta không chịu cảnh ghen tuông và những nghĩa vụ với gia đình cũng như nhiều chuyện đau đầu khác mà chỉ có những cuộc trao đổi thú vị và dễ chịu.