Thứ Ba, 18 tháng 9, 2018

Những điều luật lạ lùng về chuyện tâm tình


NHỮNG ĐIỀU LUẬT LẠ LÙNG VỀ NHỮNG CHUYỆN TÂM TÌNH

Ở nhiều quốc gia khác nhau trên thế giới có những điều luật lạ lùng về những chuyện tâm tình mà đôi khi thật khó hình dung được rằng tại sao những người soạn luật lại có thể nghĩ ra những điều như thế.
Thí dụ, ở đa số các nước Trung Đông cho đến nay vẫn còn tồn tại một trong những điều luật cơ bản của Islam là không được ăn thịt con lừa mà người đàn ông từng có lần quan hệ. Người ăn thịt con lừa như thế đã mắc phải điều lầm lỗi đáng chết và sẽ không được lên thiên đàng, nơi có 70 nàng trinh nữ.
Ở Liban, nơi có đến gần một nửa dân số theo đạo Thiên chúa, đàn ông được phép quan hệ tình ái với động vật nhưng với một điều kiện là con vật phải là giống cái. Nếu quan hệ với con vật giống đực sẽ bị tử hình. Còn ở Indonesia hình phạt dành cho thủ dâm là chặt đầu.
Ở Bahrain nếu bác sĩ phụ khoa là đàn ông thì chỉ được khám bệnh bằng cách nhìn qua gương.
Ở đảo Guam giữa Thái Bình Dương có một nghề rất đặc biệt gọi là Deflorator. Người này đi khắp nơi làm dịch vụ phá trinh cho các cô gái và được trả tiền. Ở Guam những cô gái còn trinh không được đi lấy chồng. Có lẽ đây là nghề kỳ lạ nhất trên thế giới.

Ở Hồng Kông người vợ bị chồng phản bội có thể giết anh ta nhưng với một điều kiện – chỉ trả thù bằng tay không mà không được sử dụng bất cứ một thứ gì. Còn với người tình của chồng thì có thể sử dụng bất cứ thứ gì để giết.
Ở Cali, Columbia phụ nữ chỉ được phép quan hệ tình ái với chồng của mình và lần quan hệ đầu tiên (đêm tân hôn) phải có mẹ vợ ở bên cạnh để chứng kiến.
Ở thành phố Santa Cruz, Bolivia luật cấm đàn ông không được quan hệ tình ái với người mẹ và con gái của người này cùng một lúc.
Mỹ là quốc gia có nhiều điều luật lạ lùng nhất. Thí dụ luật bang Arizona cấm trong một gia đình có đến 2 dương vật giả. Luật bang Colorado cấm hôn phụ nữ khi người này đang ngủ còn ở thành phố Hartford, bang Connecticut thì luật cấm hôn phụ nữ vào ngày chủ nhật. Luật bang Florida chỉ cho phép yêu nhau ở tư thế cổ điển và không được hôn ngực phụ nữ. Còn luật bang Minnesota cấm quan hệ với chim vv….
Ở Ireland luật cấm sử dụng bao cao su nên cũng không không cửa hàng nào được phép bán. Những nhà làm luật ở đất nước công giáo này cho rằng sex là để duy trì nòi giống.
Nếu bạn quan hệ với một cô gái ở Hawaii mà cô gái này chưa đủ 18 tuổi thì bố mẹ cô phải lao động cải tạo 3 năm vì không biết cách dạy dỗ con gái.
Ở Budapest, Hungari các đôi vợ chồng hoặc tình nhân chỉ được yêu nhau trong bóng tối, ngay cả ở nhà mình mà không tắt đèn thì vẫn bị phạt. Dưới ánh sáng nến hoặc ánh sáng của lò sưởi đều bị cấm, mặc dù, có một câu hỏi: ai kiểm soát nổi những điều này?
Ở thành phố Palermo, Italia chỉ có phụ nữ được phép khỏa thân hoàn toàn trên các bãi tắm còn đàn ông thì không được phép. Điều này được giải thích trong bộ luật: “Cơ thể đàn ông có thể có vẻ dung tục và thô lỗ, kể cả không cố ý”. Dĩ nhiên rồi, khi mà xung quanh nhiều phụ nữ khỏa thân như thế.
  Luật của thành phố Tropea, Italia qui định rất rõ ràng những ai được phép cởi hết quần áo ở các bãi tắm và những ai không được phép. Bộ luật này viết: “Cấm những phụ nữ mập, dị dạng hoặc không đẹp mà không mặc quần áo trên các bãi tắm”. Và chỉ “những phụ nữ trẻ, những người xứng đáng phô diễn sắc đẹp của cơ thể phụ nữ” được phép. Chỉ còn nước thông cảm với những người cảnh sát thực thi giám sát luật này trên thực tế.

Ở Thụy Điển cấm chụp ảnh truồng cả cơ thể trong những phòng chụp ảnh lấy ngay. Tuy nhiên nếu bạn chụp truồng một nửa cơ thể (phần trên hoặc dưới thì không phạm luật). Bởi thế người ta vẫn có thể chụp hai ảnh ở hai phần cơ thể rồi đem ghép lại với nhau.
Luật Israel cấm xem phim tươi mát bằng truyền hình cáp hoặc qua vệ tinh ở các khách sạn. Nếu cảnh sát bắt được người nào làm điều này, họ có thể cho ngồi tù đến 3 năm.


NHỮNG CHI TIẾT THÚ VỊ VỀ NGÔN NGỮ

- Từ mamihlapinatapai được coi là từ chứa đựng nhiều nghĩa nhất. Từ này có nghĩa là: “Nhìn vào mắt nhau….
- AD và BC nghĩa là Anno Domini và Before Christ.
- Từ “Giáng Sinh” viết tắt bằng tiếng Anh “Xmas”, chữ cái đầu không phải là chữ “X” Latin mà là chữ “Chi” Hy Lạp, được sử dụng từ thời Trung cổ như là chữ viết tắt của từ “Christ” (xus = christus).
- Papua New Guinea có 700 thứ tiếng (khoảng 15% ngôn ngữ của thế giới). Trong số 700 ngôn ngữ này có nhiều phương ngữ của các làng.
- O là chữ cái cổ xưa nhất.
- Từ đọc xuôi ngược như nhau dài nhất thế giới là saippuakivikauppias, tiếng Phần Lan.
- Almost là từ xếp theo trật tự an-pha-bê dài nhất của tiếng Anh.
- Trong tiếng Anh không có từ nào gieo vần được với các từ month, orange, silver và purple.
- Quốc tế ngữ Esperanto do bác sĩ Lejzer Zamenhof sáng tạo ra năm 1887.
- Những từ không có nguyên âm nào dài nhất của tiếng Anh là “rhythm” và “syzygy”.
- Cử chỉ dùng ngón tay làm thành một vòng tròn chỉ mọi việc đều tốt đẹp của người Mỹ ở đảo Síp được hiểu là “người đồng tính”.
- Sahara tiếng Arập có nghĩa là sa mạc.
- Chữ cái Latin W không có trong bảng chữ cái Latin.
- Nhà văn Mỹ Ernest Vincent Wright viết tiểu thuyết Gadsby gồm 50.000 từ. Cả tiểu thuyết này không hề có chữ E nào, mặc dù E là chữ thông dụng bậc nhất của tiếng Anh.
- Tổng thống Benjamin Franklin sưu tầm hơn 200 từ đồng nghĩa của từ “say” (drunk). Trong số này có những từ như "cherry-merry", "nimptopsical" и "soaked".
- Liên hiệp quốc dùng 6 ngôn ngữ chính thức: Anh, Pháp, Arập, Hán, Nga, Tây Ban Nha.
- Tiếng Anh có hơn 600.000 từ, tiếng Hán có hơn 40.000 từ.
Những từ dài nhất
Đấy là những từ phức hợp, những từ ghép. Thí dụ như từ một dài 182 chữ cái, có nghĩa là thịt băm ngâm dầu gồm 17 thành phần ngọt và chua được dùng trong vở kịch Phụ nữ trong cuộc họp của Aristophanes (thế kỷ V, tr. CN).     
Một từ phức hợp gồm 195 mẫu tự, chuyển tự sang Latin gồm 428 chữ cái được sử dụng trong tác phẩm của Tirumalamba, nữ hoàng của xứ Vidzhajanagar (Ấn Độ ngày nay) viết bằng tiếng Phạn vào thế kỷ XVI. Từ này dùng để xác định tên gọi vùng Kansi, bang Tamil Nadu, Ấn Độ.

Những từ đọc xuôi ngược như nhau (palindrome) dài nhất
Từ đọc xuôi ngược như nhau dài nhất là saippuakivikauppias (tiếng Phần Lan). Từ này gồm 19 chữ cái, có nghĩa là “thằng bán tơ”. Từ đọc xuôi ngược như nhau dài nhất của tiếng Anh là redivider - “vách ngăn” gồm 9 chữ cái. Từ malayalam cũng gồm 9 chữ cái – là tên gọi tiếng Malayali ở miền nam bang Keralam, Ấn Độ. Từ detartrated là một thuật ngữ hóa học gồm 11 chữ cái.
Trên nhiều chậu nước Thánh để rửa tội cho trẻ sơ sinh ở Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ có đề dòng chữ gồm 25 chữ cái: Nifon anomhmata mh monan ofin (không chỉ rửa mặt mà rửa cả những lầm lỗi của con).
Câu chuyện đọc xuôi ngược như nhau dài nhất do Edward Benbow sáng tác năm 1987. Câu chuyện này bắt đầu bằng các từ: Al, sign it, Lover! và kết thúc bằng các từ: revolting, Isla. Câu chuyện này gồm 100.000 từ.
Tiểu thuyết đọc xuôi ngược như nhau dài nhất có tên Dr. Awkward and Olson in Oslo. Tiểu thuyết này gồm 31.594 từ, do  Lawrence Levine (Mỹ) viết vào năm 1986.

Thuật ngữ khoa học dài nhất
Tên gọi một hệ thống a-xít trong cơ thể người bao gồm 16.569 tên và có đến 207.000 chữ cái. Thuật ngữ này đăng ở tạp chí Nature ngày 9 tháng 4 năm 1981.

Những phép đảo chữ cái (anagram) dài nhất
Những từ tiếng Anh dài nhất có thể dùng phép đảo là conservationalistsconversationalists – gồm 18 chữ cái. Những thuật ngữ khoa học dài nhất có thể dùng phép đảo chữ cái là: hydroxydesoxycorticosteronehydroxydeoxycorticosterones – gồm 27 chữ cái.


Chữ viết tắt dài nhất
Chữ viết tắt dài nhất là SKOMKHPHKJCDPWB – đấy là những chữ cái đầu của tên một công ty ngành ngân hàng ở miền tây Malaixia. Chữ viết tắt của chữ viết tắt này là: SKOMK. Tên đầy đủ của công ty Еl Pueblo de Nuestra Senora la Reina de los Angeles de Porciuncula gồm 55 chữ cái, chữ viết tắt của nó là LA, chỉ gồm 3,6% độ dài của tên đầy đủ.

Từ có nhiều nghĩa nhất
Đó là từ set của tiếng Anh (58 – dùng như danh từ; 126 – dùng như động từ và 10 – dùng như tính từ).

Từ và chữ cái thông dụng nhất của tiếng Anh
Những từ thông dụng nhất của tiếng Anh là: the, of, and, to, a, in, that, is, I, it, for, as. Trong ngôn ngữ hội thoại từ thường gặp nhất là I. Chữ cái thường gặp nhất là E. Chữ cái đầu phổ biến nhất là T.

Những từ tiếng Anh cổ nhất
Có khoảng 40 từ cổ nhất, trong số đó có: apple, bad, gold, tin…

Những bảng chữ cái dài nhất và ngắn nhất
Bảng chữ cái tiếng Khmer dài nhất có 72 chữ cái. Bảng chữ cái tiếng Rotokas (Papua New Guinea) ngắn nhất có 11 chữ cái.

Từ chứa đựng nhiều nghĩa nhất
Xét theo khía cạnh ngôn ngữ học thì từ mamihlapinatapai của phương ngữ tiếng Tây Ban Nha ở Chilê và miền nam Ác-hen-ti-na là từ chứa đựng nhiều nghĩa nhất. Từ này có nghĩa là: “Nhìn vào mắt nhau với hy vọng rằng một trong hai người sẽ đề nghị làm cái mà cả hai đều muốn nhưng lễ nghĩa không cho phép”.


GIẢI MÃ MỘT SỐ THƯƠNG HIỆU Ô TÔ

ACURA
Asia`s Curse Uрon Rural America –
Châu Á nguyền rủa nước Mỹ đồng quê.


AUDI
Accelerates Under Demonic Influence –
Tăng tốc từ hoả ngục.


BUICK
Big Ugly Indestuctible Car Killer –
Kẻ hủy diệt ô tô to lớn, xấu xa và không thể phá hủy.


BMW
Born Moderatly Wealthy –
Bẩm sinh là giàu có.

Besser Man Wandert –
Thà đi bộ còn hơn.

Biggest Money Wasted –
Tiêu tiền lớn.

Bring Me Woman
Mang cho tớ cô đào.


CADILLAC
Car And Driver Indicates Lady Luck Abandoned Consumer –
Cả xe và người bị quí bà may mắn bỏ.


CHEVROLET
Can Hear Every Valve Rap On Long Extended Trips –
Có thể nghe tiếng ồn của từng van trên những chuyến đi dài.


DODGE
Dead old dog going east –
Chó chết già đi về hướng đông.


Dead on delivery, Go easy –
Chết khi giao hàng - dễ dàng biết mấy.

Dies On Day Guarantee Expires –
Chết trong ngày hết hạn bảo hành.

Dear Old Dad's Garage Experiment –
Cuộc thử nghiệm ga-ra của cha già yêu quí.


FIAT
Failure in Italian Automotive Technology –
Thất bại của công nghệ ô-tô Italia.

Fix It All the Time –
Sửa cái này mọi lúc.

Feeble Italian Attempt at Transportation –
Sự cố gắng vận tải yếu của Italia.

Fehler In Allen Teilen –
Sai sót trong từng chi tiết.


FORD
Fix or Repair Daily –
Phục hồi và sửa chữa hàng ngày.

Fast Only Rolling Downhill –
Chỉ nhanh khi xuống dốc.

Found On Road Death –
Tìm kiếm trên đường cái chết.

Frequent Opinion: Really Disappointed –
Sự đánh giá thường xuyên: quả là thất vọng.

Driver Return On Foot / D-R-O-F / -
Tài xế khi về đi bộ / Đọc ngược/.


GM
Great Mistake –
Sai lầm lớn.

General Maintenance –
Bảo dưỡng chung.

Grossly Misconceived –
Hiểu sai cực kỳ.


GMC
Generally Mediocre Cars
Nói chung là xe bình thường.

Gotta Mechanic Coming –
Thợ đã đến.


HYUNDAI
Hope you Understand Nothing`s Driveable and Inexpensive. –
Hy vọng là bạn hiểu rằng rẻ như thể thì chẳng có gì đi được.


HONDA
Had One Never Did Again –
Mua một cái rồi – không bao giờ mua nữa.

Helping Out Narrow-eyed Destroying America –
Giúp những kẻ mắt híp tiêu diệt nước Mỹ.

Hallmark of Non-Descript Automobiles –
Dấu hiệu của những ô-tô khó phân loại.

Hand Over Dollars to Asians –
Chuyển tiền đô cho người châu Á.


JAGUAR
Jaguar Always Guarantee Unlimited Astronomical Repairs –
Jaguar luôn bảo đảm sự sửa chữa thiên văn không giới hạn.


JEEP
Just Empty Every Pocket –
Túi nào cũng rỗng.


KIA
Killed in Assembly –
Chết khi lắp ráp.


MAZDA
Made At Zoo by Demented (điên) Apes –
Do khỉ điên làm ra ở trong vườn thú.


MERCEDES
Most Eccentric Rich Capitalists Enjoy Driving Expensive Sedans –
Những nhà tư bản giàu có gàn dở nhất thích đi xe đắt tiền. 


NISSAN
No Idiot Seems So Arrogant Now –
Chẳng có thằng ngốc nào mà trông ngạo mạn thế.


PONTIAC
Poor Old Nigger thinks it`s Cadillac –
Ông già da đen nghĩ rằng đấy là Cadillac.


PORSCHE
Piece Of Retired Scrap, Continually High Expense –
Đống sắt vụn, mà chi phí cao liên tục.

Poor Old Rich Schmuck Can't Have Erection –
Kẻ ngố giàu có đáng thương vì không cương được.


SAAB
Sad attempt At beauty –
Sự cố gắng đáng thương của cái đẹp.

Swedish Automobiles Always Breakdown –
Xe Thụy Điển thường xuyên hỏng.

Something's Almost Always Broke –
Thường xuyên có cái gì đó hỏng.


SATURN
Sorry About That Unexpected Recall Notice –
Xin lỗi, không thấy nói gì về cái này.


TOYOTA
Taking Our Yen Out, Thanks America –
Lấy tiền yên của chúng tôi, cám ơn nước Mỹ.


Too Often Yankees Overprice This Auto –
Giá xe này đắt quá đáng.


VOLVO
Very Odd looking Vehicular Object –
Xe cộ gì trông rất kỳ cục.


VW
Virtually Worthless –
Hầu như vô dụng.

Vulnerable Warranty –
Bảo hành yếu.

Những cách đặt tên cho công ty


NHỮNG CÁCH ĐẶT TÊN CHO CÔNG TY

Người sáng lập đặt tên cho công ty của mình cũng như cha mẹ đặt tên cho con cái vậy. Đó là những gửi gắm, những ước mong thầm kín được đặt vào cái tên. Có nhiều trường hợp người sáng lập chỉ việc lấy tên của mình đặt cho tên công ty. Lại có nhiều trường hợp rất ngẫu nhiên, thậm chí nhầm lẫn, kể cả nửa đường đứt gánh... Nhưng có lẽ Đức Chúa Trời chỉ xét theo sự chân thành, theo cái tâm của người đặt nên công ty của họ ngày càng phát triển, sản xuất và buôn bán ngày một phát tài. Xem cách đặt tên của các công ty lớn trên thế giới ta sẽ thấy một điều là công ty của họ đã lớn từ việc lựa chọn cái tên.
Dưới đây là tên các công ty lớn trên thế giới được giải mã theo những giả thiết đáng tin cậy nhất và đã trở nên phổ biến. Tên các công ty xếp theo trật tự ABC.

Adobe – tên công ty này lấy tAdobe Creek, là n con sông gần nhà của người sáng lập John Warnock.
Adidas – là tên của người sáng lập công ty Ali Dassler. Ông chủ công ty không muốn dùng đầy đủ tên của mình. Tên ông là Adolf.
Apache – công ty này lúc đầu sản xuất bảng nối cho các chương trình. Từ đó mà có APAtCHy, sau chuyển thành Apache.
Apple – là thquả yêu thích của người sáng lập công ty Steve Jobs (nó là trái cấm vườn địa đàng). Suốt ba tháng trời đi tìm một tên gọi mà chưa được, một hôm Steve Jobs đưa ra cho đồng sự tối hậu thư: “Tôi sẽ gọi công ty Apple, nếu 5 giờ sáng mai các anh không có đề nghị nào hay hơn”. Apples Macintosh – tên một loại táo có khắp thị trường nước Mỹ từ ngày đấy.
Canon – dựa theo Kwanon, nghĩa là Phật Quan âm (tiếng Anh: Buddhistic Goddess of Mercy), nhưng để tránh sự phản đối của các tổ chức tôn giáo, được viết thành Canon.
Casio – được đặt theo tên người sáng lập Kashio Tadao.
Cisco – viết tắt từ San Francisco.
Compaq – com và paq (một chi tiết kết nối).
Corel – dựa theo tên người sáng lập công ty, Michael Cowpland. Giải mã từ: COwpland REsearch Laboratory (Phòng thí nghiệm khảo cứu của ông Cowpland).
Daewoo – nhà sáng lập công ty Kim Wo Chong gọi tên công ty của mình rất khiêm tốn: “Đại Hoàn vũ”. Tiếng Việt nghe như Đê-U-u…
Fuji – núi Phú Sĩ, ngọn núi cao nhất nước Nhật.

Google – tên này từ Googol, có nghĩa là số 1 với 100 số không. Google do Milton Sirotta, cháu của nhà toán học Mỹ, Edward Kasner nghĩ ra. Từ “A Google” được ghi trong tấm ngân phiếu của người sáng lập đầu tiên gửi các đồng sự của mình. Thế rồi tất cả nhất trí gọi hệ thống tìm kiếm như vậy.
HP (Hewlett-Packard) – cả hai nhà sáng lập công ty Bill Hewlett và Dave Packard đã quyết định tung đồng xu để xác định tên ai đứng trước. Và như chúng ta đã biết, Bill may mắn hơn.
Hitachi – tiếng Nhật nghĩa là “Mặt trời mọc”.
Honda – được đặt theo tên người sáng lập Soichiro Honda.
Honeywell – được đặt theo tên người sáng lập Mark Honeywell.
Hotmail - Jack Smith và Sabeer Bhatia quyết định chọn từ này vì trong nó có cả các chữ HTML (ngôn ngữ của trang web).
Hyundai – tiếng Hàn nghĩa là “Đương thời”.
IBM – International Business Machines.
Intel – Bob Noyce và Gordon Moore muốn đặt tên công ty là Moore Noyce nhưng lúc đó đã có mạng lưới cửa hàng tồn tại. Bởi vậy, cả hai người quyết định dừng lại ở chữ viết tắt của INTegrated Electronics.
Kawasaki được đặt theo tên người sáng lập Shozo Kawasaki.
Kodak – k là chữ cái yêu thích nhất của George Eastman, người sáng lập công ty này. Ông ta đi tìm một từ mà bắt đầu và kết thúc bằng k. Mặt khác, chữ k trong bảng an-pha-bê của tất cả các ngôn ng (trừ các ngôn ngữ tượng hình) đều viết giống nhau. Và một điều nữa, khi ta chụp ảnh thì tiếng máy ảnh nghe như: cô-ô-đắc (Kodak).
Konica – trước đây có tên là Konishiroku Kogaku.
LG – là hai chữ cái đầu của các brand-name: Lucky и Goldstar.
Lotus – người sáng lập công ty này Mitch Kapor tập thiền. T đó công ty lấy tên theo một kiểu ngồi thiền.
Microsoft — MICROcomputer SOFTware. Đầu tiên viết Micro-Soft. Sau đó người ta bỏ đi dấu gạch ngang.
Mitsubishi – do người sáng lập, ông Yataro Iwasaki nghĩ ra năm 1870. Từ này theo tiếng Nhật có nghĩa là “Ba viên kim cương”.
Motorola – người sáng lập, ông Paul Galvin nghĩ ra tên này khi công ty của ông bắt đầu sản xuất đài (radio) cho xe ô tô. Các công ty cung cấp phụ tùng thời đó đều có tên kết thúc bằng ch“ola”.
Mustek – là Most Unique Scanning Technologies (công nghệ Scan tốt nhất), “k” thay vì “ch”.
Nabisco – đầu tiên là The NAtional BISCuit Company, từ năm 1971 đổi thành Nabisco.
NEC  đầu tiên là Nippon Electric Company, Ltd. Viết tắt từ 1983.
Nikon – đầu tiên là Nippon Kogaku, nghĩa là “quang học Nhật Bản”.
Nintendo – bao gồm ba từ Nhật Nin-ten-do, có nghĩa là “trời xanh cảm tạ công việc nặng nề”.
Nissan – trước kia có tên là Nichon Sangio, nghĩa là “công nghiệp Nhật Bản”.
Nokia – đầu tiên là một nhà máy chế biến đồ gỗ, sau đó sản xuất cả những sản phẩm từ cao su ở thành phố Nokia, Phần Lan.
Novell – do vợ của George Canova, người đồng sáng lập công ty nghĩ ra. Cô này đã nhầm lẫn khi nghĩ rằng “Novell”, tiếng Pháp nghĩa là “mới”.
Oracle – những nhà sáng lập, Larry Ellison và Bob Oats thực hiện một dự án cho CIA, mật mã của dự án này là Oracle. Sau đó dự án bị hủy nhưng cái tên thì vẫn còn lại.
Philips – mang họ của người sáng lập. Công ty này do Gerard Philips thành lập năm 1891 ở Eindhoven, Hà Lan.
Samsung – tiếng Hàn nghĩa là 3 ngôi sao.
Sanyo – tiếng Hán nghĩa là “ba đại dương”.
SAP – “Systems, Applications, Productss in Data Processing”, do 4 người trước đây làm cho hãng IBM thành lập. Cả bốn người cùng làm ở nhóm Systems/Applications/Projects.
SCO – xuất phát từ: Santa Cruz Operation.
Siemens – do Werner von Siemens thành lập năm 1847.
Sony – từ tiếng Latin “Sonus”(âm thanh), còn sonny nghĩa là cô bé (tiếng lóng).
Subaru – là tên một chòm sao.
SUN – là công ty phần mềm do 4 cựu sinh viên Đại học Stanford sáng lập. SUN là viết tắt của Stanford University Network.
Suzuki được đặt theo tên người sáng lập Michio Suzuki.
TDK – Tokyo Denki Kogaku.
Toshiba – là tên ghép của hai công ty hợp nhất Tokyo Denki (Tokyo Electric Co) và Shibaura Seisaku-sho (Shibaura Engineering Works).
Toyota được đặt theo tên người sáng lập Sakichi Toyoda. Sau đó đổi sang Toyota cho dễ nghe hơn. Toyota bằng tiếng Nhật gồm 8 chữ cái (số 8 là con số may mắn của người Nhật).
Xerox – tiếng Hy Lạp: xer – nghĩa là khô. Nhà phát minh Chester Carlson muốn lấy tên là “khô” bởi vì vấn nạn của máy photocopy thời đó là “ướt”.
Yahoo – từ này do nhà văn Jonathan Swift nghĩ ra trong cuốn “Những cuộc phiêu du của Gulliver (Gulliver's Travels). Những nhà sáng lập công ty, Jerry Yang và David Filo chọn tên này vì họ tự coi mình là những Yahoo. Tuy nhiên, hiện nay có xu hướng giải mã tên này là: Yet Another Hierarchical Officious Oracle (nghe có vẻ như: “Thêm một hệ thống tìm kiếm xây dựng theo nguyên tắc thứ bậc).
3Com – lấy từ Computer Communication Compatibility Corporation, bỏ đi chữ cuối cùng.
3D Minnesota Mining and Manufacturing Company. 

  
VÌ SAO LẠI QWERTY?

QWERTY (phiên âm tiếng Việt nghe như “cu-của-tý” – là kiểu trình bày bàn phím phổ biến nhất trên các bàn phím máy tính và máy đánh chữ tiếng Anh. QWERTY là sáu ký tự đầu tiên trên hàng phím đầu tiên của bàn phím.
Nhưng tại vì sao lại theo trật tự này?
Những máy đánh chữ đầu tiên có 8 – 10 dãy phím gõ. Một khi người ta chưa nghĩ ra phím “Shift” thì số dấu mổ nhiều gấp đôi số chữ cái: một nửa dùng để gõ chữ viết thường, một nửa – chữ viết hoa.
Nhà phát minh người Mỹ Christopher Sholes chế tạo ra chiếc máy đánh chữ đầu tiên, được sản xuất hàng loạt vào năm 1873, gặp phải một vấn đề sau đây: nếu sắp xếp các phím mổ theo trật tự ABC thì khi gõ nhanh những thanh nối với các phím mổ bị vướng vào nhau. Người đánh máy phải dùng tay gỡ các thanh nối ra. Một người bạn của Sholes, James Densmore đề nghị tách các phím mổ những chữ cái thông dụng ra bốn phía.
Bàn phím QWERTY được sử dụng từ ngày đó cho đến bây giờ. Hiệu quả của việc sắp xếp này vẫn còn là vấn đề tranh cãi. Ý nghĩa của nó là để cho các thanh gõ không bị vướng vào nhau. Nhưng có điều kỳ lạ là ở cái thời mà những người đánh máy giỏi nhất cũng chỉ gõ bằng hai ngón, không ai có thể tin rằng sau này người ta có thể gõ bằng 10 ngón và thậm chí không cần nhìn vào bàn phím.
Từ những ngày đầu tiên Sholes đã hiểu rằng khách hàng có thể sẽ không tin vào cách sắp xếp bàn phím như vậy nên ông đã thuyết phục họ rằng sự sắp xếp này là “theo lời khuyên của các nhà bác học”. Sholes khẳng định rằng với bàn phím QWERTY, các ngón tay cần di chuyển ít nhất. Trên thực tế thì ngược lại: khi đánh những chữ cái thông dụng, các ngón tay cần chạy hết từ góc này sang góc khác. Đa số các cô đánh máy chuyên nghiệp vẫn tin tưởng ở những lời của Sholes.
Một thực tế nữa là có nhiều từ tiếng Anh chỉ gõ ở bên tay trái, trong khi có rất ít từ được gõ ở bên tay phải. Nhưng điều này lại tiện cho những người thường dùng tay phải để di chuột trong khi tay trái gõ bàn phím.

Với sự xuất hiện của máy chữ điện tử thì vấn nạn kẹt đã không còn. Nhiều nhà khoa học đưa ra những bàn phím hiệu quả hơn – các chữ cái thông dụng được bố trí ở giữa bàn phím. Đáng kể nhất trong số này là bàn phím Dvorak do August Dvorak và William Dealey thiết kế và được cấp bằng sáng chế năm 1936.  Sách Kỷ lục Guiness đã xác nhận kỷ lục đánh máy của cô thư ký Barbara Blackburn. Sử dụng bàn phím Dvorak, năm 1985 Barbara Blackburn đánh máy với tốc độ 150 từ/ phút, trong vòng 50 phút tốc độ này đạt đến 170 t và trong một số quãng thời gian ngắn đến 212 t/ phút.
Nhiều nghiên cứu của các nhà khoa học chỉ ra rằng bàn phím QWERTY  ít hiệu quả hơn các bàn phím khác. Những cuộc tranh cãi kiểu này vẫn chưa có hồi kết và chỉ có thời gian có thể xác định ai thắng ai trong vấn đề này. Dù sao thì cho đến ngày hôm nay cả thế giới vẫn sử dụng bàn phím QWERTY. 


QUẢ CHANH

Trong những thứ của ngon vật lạ mà những người lính của Alexander Đại đế mang từ Ấn Độ về châu Âu thì chanh là thứ quả mà người châu Âu chưa hề biết. Người ta gọi chanh là táo Ấn Độ. Nhưng khác với người thời đó – coi chanh là thứ quả ngon, người châu Âu ngày nay không ai ăn chanh bởi vì chanh thì chua. Trong 100 gam chanh có 40 milligam Vitamin C.
Hải quân Anh coi công lao của nhà hàng hải nổi tiếng James Cook không phải là những phát hiện địa lý, mà ông được tặng huân chương Hoàng gia vì đã nghĩ ra cách chữa bệnh sco-bút (bệnh thiếu máu do thiếu sinh tố C) cho thủy thủ bằng quả chanh.
Ô-liu là biểu tượng của hòa bình, nguyệt quế là biểu tượng của vinh quang, mận gai là biểu tượng của sự trừng phạt...Văn học dân gian Tây Ban Nha coi quả chanh là biểu tượng của tình yêu cay đắng, bị dối lừa. Quả cam mới là biểu tượng của tình yêu ngọt ngào. Các nhà báo gọi những vận động viên thể thao không thích trả lời phỏng vấn của họ là “chanh”.
Nhạc sĩ nổi tiếng người Nga Dmitry Shostakovich từng được Nữ hoàng Anh Elizabeth II mời dự tiệc trà. Cuối buổi tiệc trà Shostakovich dùng thìa lấy lát chanh từ trong cốc và… ăn. Theo nghi lễ Hoàng gia thì điều này là không thể được, tất cả quan khách có mặt trong buổi tiệc trà hôm đó cảm thấy vô cùng bối rối. Thấy vậy, Nữ hoàng quyết định thay đổi tình thế bằng cách cũng lấy lát chanh từ trong cốc của mình và ăn. Sau đấy ở nước Anh phổ biến một thói quen ăn lát chanh từ cốc nước trà. Nhà văn Napoleon Hill từng khuyên những người kém may mắn rằng: “Khi cuộc đời chìa quả chanh cho bạn thì bạn đừng than vãn – hãy dùng nó để làm nước ngọt”.

Những công nghệ đã được phát minh từ đời tám hoánh


NHỮNG CÔNG NGHỆ ĐÃ ĐƯỢC PHÁT MINH TỪ ĐỜI TÁM HOÁNH

Nhiều công nghệ hiện đại chúng ta quen gọi là phát minh của thời nay thực ra là đã được phát minh từ rất lâu rồi. Những người sống trong thế kỷ này vẫn tự hào rằng thời của chúng ta khoa học có những bước tiến mà cha ông chúng ta chưa mơ đến. Tiền nhân tìm ra lửa, làm ra bánh xe và tiếng nói, nhưng chúng ta có công nghệ. Tuy nhiên, tất cả không hẳn thế. Nhiều công nghệ hiện đại mà chúng ta quen gọi là của thời nay, thực ra đã được phát minh ra từ trước đó rất lâu.
- iPod (máy nghe nhạc nén)
iPod được coi là phát minh của hãng Apple vào năm 2001. Trên thực tế, công nghệ này do kĩ sư Kane Kramer phát minh ra từ năm 1979 nhưng do bộ nhớ quá bé – chỉ đủ cho ghi nhạc 3 phút rưỡi nên phát minh này không áp dụng được. Ý tưởng lập một kho lưu trữ nhạc để người sử dụng tải nhạc vào máy qua đường dây điện thoại cũng không thành. Kramer phải bán nhà rồi cùng vợ và hai đứa con đi thuê nhà ở.
- Ô tô
Ô tô được coi là phát minh của cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20. Trên thực tế, người đầu tiên nghĩ ra chiếc xe vận chuyển vũ khí mà không cần ngựa kéo là nhà phát minh người Pháp Nicolas Joseph Cugnot. Tuy nhiên phát minh của ông không phổ biến được vì thiết kế chưa hoàn chỉnh, khi chạy thử ông đã đâm vào tường vì xe rất khó lái và chạy chậm.
- Máy vi tính
Máy vi tính được coi là phát minh của Konrad Zuse trong thời chiến tranh Thế giới thứ 2. Trên thc tế, người phát minh ra chiếc máy tính như bây giờ là nhà toán học người Anh Charles Babbage. Ông này nghĩ ra nhưng không tự thiết kế được. Năm 1822 Charles Babbage kêu gọi chính phủ Anh cung cấp tài chính cho dự án. Ông được cấp 1500 bảng nhưng không thể hoàn thành dự án trong 3 năm. Mặc dù chiếc máy tính không thành nhưng dự án của ông đã làm xuất hiện một nghề nghiệp mới: lập trình, mà tiểu thư Ada Lovelace – con gái của nhà thơ Byron là lập trình viên đầu tiên trên thế giới đã lập chương trình cho dự án không thành này.
- Tàu ngầm
Tàu ngầm được coi là phát minh của thời chiến tranh Thế giới thứ 1. Trên thực tế, bản vẽ của con tàu giống như tàu ngầm hiện nay là của William Bourne từ năm 1578. Còn năm 1623 nhà bác học Hà Lan Van Drebbel là người chế tạo ra chiếc tàu ngầm có hình dáng giống với chiếc tàu ngầm hiện nay.

- Máy bán hàng
Máy bán hàng được coi là phát minh của đầu thập niên 80 thế kỷ 19. Những máy bán tem thư, sách, bưu ảnh lần đầu tiên được chào hàng tại triển lãm công nghiệp thế giới ở London. Các nhà công nghiệp Mỹ sản xuất máy bán kẹo cao su, đồ uống, snack và đặt chúng ở các đường hầm của thành phố New York.
Trên thực tế, chiếc máy như vậy đã được Hero người Alexandria (Ai Cập) phát minh ra từ thế kỷ thứ 1. Máy này nhận đồng tiền xu và phân phối cho người mua một lượng cố định nước thánh. Khi đồng tiền được đặt vào, nó rơi trên một cái chảo gắn liền với một đòn bẩy. Đòn bẩy làm mở ra một cái van để cho luồng nước chảy ra ngoài. Cái chảo không ngừng để đối trọng với đồng tiền cho đến khi nó rơi ra, tại thời điểm nào đó đòn bẩy sẽ tắt van.
- Súng phun lửa
Súng phun lửa được coi là phát minh vào năm 1901 cho quân đội Đức. Những chiếc súng phun lửa hiện đại được sử dụng trong chiến tranh thế giới th 1. Trong chiến tranh thế giới thứ 2 quân đội rất nhiều nước được trang bị loại vũ khí này.
Trên thực tế, cốt lõi của nguyên tắc súng phun lửa là phát minh của người Hy Lạp cổ đại từ thế kỷ thứ 7 trước Công nguyên (chính xác là của một hàng binh người Syria năm 673 tr. CN). Đấy là loại vũ khí có tên gọi là “lửa Hy Lạp” (Greek fire) – một hỗn hợp gồm dầu lửa, diêm sinh và dầu thực vật – được người Byzantine dùng để đốt thuyền bè của đối phương mà dùng nước không dập tắt được.


30 QUI LUẬT CỦA CUỘC SỐNG

1. Qui luật trống không. Tất cả đều bắt đầu từ trống không. Khoảng không luôn cần được lấp đầy.
2. Qui luật thanh chắn. Những khả năng không đem lại lợi ích. Cần biết vượt qua thanh chắn như vật cản. Khả năng xuất hiện từ những quyết định bên trong. Những mong muốn kín thầm cho ta sức mạnh để thực hiện.
3. Qui luật vị trí trung gian. Để thay đổi cần biết dừng lại rồi sau đấy sẽ đổi hướng đi.

4. Qui luật trả giá. Ta phải trả giá cho tất cả: cho hành động và cho không hành động. Cho điều gì đắt hơn? Đôi khi câu trả lời đến cuối đời mới biết, trong giờ phút lâm chung – ta trả giá cho không hành động đắt hơn. Chạy trốn sự thất bại không làm cho con người ta hạnh phúc. Trong đời cha có rất nhiều thất bại mà đa số chúng đã không xảy ra” – đấy là lời của một người bố nói với những đứa con trai trước khi chết.
5. Qui luật đồng dạng. Cái tương tự kéo theo những cái tương tự. Trong đời không có những người gặp gỡ vô tình. Ta lôi kéo về mình không phải những người ta muốn, mà những người giống ta.
6. Qui luật suy luận. Những suy luận bên trong của con người được thể hiện ra thế giới bên ngoài. Chớ đi tìm nguyên nhân của sự bất hạnh ở bên ngoài mà hãy nhìn vào trong. Thế giới bên trong ta là thế giới thể hiện những ý nghĩ ở bên trong ta.
7. Qui luật đòn cân. Khi con người muốn điều gì đó nhưng không đạt được thì cần nghĩ ra một cái điều gì bằng với cái lúc đầu.
8. Qui luật sức hút. Con người hút vào mình những gì mình yêu thích và sợ hãi hoặc thường xuyên chờ đợi, nghĩa là tất cả ở trong tiêu điểm của nhận thức. Cuộc đời cho ta những gì ta chờ đợi ở nó chứ không phải những gì ta mong muốn.
9. Qui luật thỉnh cầu. Nếu không cầu xin cuộc sống thứ gì thì bạn sẽ chẳng nhận được gì hết. Nếu ta thỉnh cầu số phận cái khó hiểu thì sẽ nhận được cái mơ hồ. Sự thỉnh cầu của ta mang lại cái thực tế tương xứng.
10. Qui luật giới hạn № 1. Không thể nào nhìn ra tất cả. Mỗi người nhìn và nghe cái mà mình hiểu, bởi thế người ta không thể tính được mọi tình huống. Tất cả phụ thuộc vào những trở ngại, những hạn chế của ta. Có những việc xảy ra ngoài ý muốn của ta, không thể biết trước. Con người không thể kiểm soát mọi sự việc trong cuộc đời mình.
11. Qui luật có tính qui luật. Trong đời thường xuyên có những sự kiện xảy ra không phụ thuộc vào ta. Sự kiện xảy ra một lần có thể coi là sự ngẫu nhiên, xảy ra hai lần – có thể coi là sự trùng lặp, nhưng xảy ra ba lần – thì đó là sự kiện có tính qui luật.
12. Qui luật giới hạn № 2. Con người không thể nào có tất cả. Mà con người thường xuyên có một cái gì đó thiếu trong đời. Bí quyết hạnh phúc không ở chỗ dung túng cho những ước muốn của mình mà ở chỗ biết hài lòng với những gì mình có. Thỏa mãn với cái ít quả là không dễ nhưng sẽ thật khó thỏa mãn với cái nhiều. Có thể đánh mất hạnh phúc để đi tìm sự giàu có, cũng có nghĩa là mất tất cả. Có thể giành được tất cả và đánh mất tâm hồn.
13. Qui luật thay đổi. Bạn muốn thay đổi cuộc sống – hãy biết làm chủ tình thế. Không thể nào thay đổi được cuộc sống mà không thay đổi điều gì và không thay đổi chính mình. Nhiều khi vì tính thụ động mà người ta đánh mất những cơ hội do số phận mang lại. Ai là người sắp đặt những sự ưu tiên trong cuộc đời bạn – tự bạn hay là một ai đấy khác? Có thể tự cuộc đời sắp đặt, còn bạn chỉ là người bơi theo dòng chảy của cuộc đời? Bạn hãy trở thành người chủ của số phận mình. Nếu bạn không khởi hành để đi đâu thì bạn sẽ không đi đến đâu cả.
14. Qui luật phát triển. Cuộc sống bắt mỗi người phải giải quyết những vấn đề mà người này lẩn tránh nó, sợ nó, từ chối nó. Nhưng những vấn đề này đằng nào thì cũng phải giải quyết ở một quãng đời sau. Và những cảm xúc, những chịu đựng sẽ mạnh mẽ hơn, còn cái giá – sẽ đắt hơn. Ta tránh điều gì thì rồi sẽ gặp điều ấy.
15. Qui luật tắc-xi. Nếu bạn không phải tài xế mà người ta chở bạn thì càng đi xa bạn càng phải trả nhiều tiền. Bạn không đặt trước hành trình thì có thể đến một nơi bất kỳ. Bạn càng đi sâu vào con đường sai thì càng khó quay trở lại.
16. Qui luật lựa chọn. Cuộc đời ta là một tập hợp vô số những sự lựa chọn. Bạn luôn luôn có sự lựa chọn. Sự lựa chọn của bạn có thể là không lựa chọn. Trong đời có đầy những khả năng, tuy nhiên không có chuyện được mà không mất gì cả. Khi nhận về một điều gì thì có nghĩa là ta từ chối một điều gì đó. Bước vào một ngưỡng cửa, ta bỏ qua ngưỡng bên kia. Mỗi người phải tự quyết định cho mình điều gì quan trọng hơn. Và rất nhiều khi ta được từ cái mất.
17. Qui luật nửa đường. Trong những mối quan hệ với người khác vị trí của bạn là một nửa đường. Không thể điều khiển hoàn toàn được ứng xử của người khác. Người ta có thể không chuyển động, bạn không thể đi hộ người ta và làm cho người ta thay đổi.
18. Qui luật xây cái mới. Để xây một cái gì đó mới, cần: a) phá cái cũ, nếu điều này là cần thiết – dọn sạch chỗ, dành thời gian, huy động sức lực để xây cái mới; b) biết cái gì mình muốn xây. Không nên phá một khi chưa biết xây cái gì. Cần biết mình đi đâu. Nếu bạn không biết mình đi đâu thì bạn không đi đến nơi đó. Ai không bơi đi đâu cả thì người đó không biết được ngọn gió cùng chiều”.
19. Qui luật cân bằng. Dù một người có muốn thay đổi cuộc đời mình theo cách gì thì khuôn mẫu tư duy và hành vi ứng xử theo cách cũ sẽ vẫn níu giữ người này theo cuộc sống cũ đã quen. Nhưng nếu như người này thay đổi được điều gì đấy trong cuộc sống thì cuộc sống mới này sẽ tuân theo qui luật cân bằng. Những thay đổi thường diễn ra chậm chạp và đau đớn do quán tính của tư duy và cách ứng xử, của sự kháng cự bên trong và phản ứng của những người xuang quanh.
20. Qui luật đối lập. Cuộc đời ta sẽ vô nghĩa nếu thiếu những sự đối lập, trong đời có sinh và tử, yêu và ghét, hữu hảo và ganh đua, gặp gỡ và chia ly, vui và buồn, mất và được. Bản thân con người cũng đối lập, một mặt, con người muốn cuộc sống của mình ổn định nhưng luôn có một sự không thỏa mãn thúc giục con người về phía trước. Trong thế giới của các mặt đối lập, con người luôn khát khao tìm lại sự thống nhất với chính bản thân mình, với những người khác và với chính cuộc sống đã bị mất. Tất cả đều có bắt đầu và kết thúc, đấy là vòng đời trần tục. Những thứ đạt đến giới hạn của mình sẽ chuyển sang trạng thái đối lập. Một cặp đối lập sẽ giữ thế cân bằng và sự chuyển từ trạng thái cực đoan này sang cực khác sẽ tạo ra sự đa dạng của cuộc sống. Đôi khi, để hiểu ra một thứ gì đấy chỉ cần biết mặt đối lập của nó. Một sự đối lập không thể tồn tại nếu không có sự đối lập kia – giống như cần đêm để có ngày.
21. Qui luật hài hòa. Con người đi tìm sự hài hòa ở trong bản thân mình và trong cuộc đời. Ta đạt được sự hài hòa với cuộc đời chỉ sau khi có sự hài hòa với chính bản thân mình. Xử sự tốt với chính mình, tiếp nhận chính bản thân mình là tiền đề để hài hòa với cuộc sống, với mọi người xung quanh. S hài hòa không có nghĩa là không có những khó khăn và xung đột vì rằng những thứ này có thể là sự kích thích của sự phát triển nhân cách. Sự hài hòa giữa lý trí, tình cảm và hành động – có thể đấy là hạnh phúc chăng?
22. Qui luật thiện và ác. Thế giới này được tạo ra không phải để thỏa mãn. Cuộc đời không phải lúc nào cũng như quan niệm của ta về nó và theo những mong muốn của ta. Ai không có khả năng làm việc thiện thì sẽ không biết đánh giá cái tốt của người khác. Ai không có khả năng nhìn ra cái ác thì cái ác không tồn tại.
23. Qui luật tấm gương. Những gì mà một người cảm thấy bực tức trong những người khác thì đều có ở trong người này.
Những gì mà người này không muốn nghe những người khác nói ra là những điều rất cần phải lắng nghe trong quãng đời hiện tại. Một người khác có thể là tấm gương đối với ta, giúp ta mở ra những gì ta không nhìn thấy, không biết ở trong mình. Trốn tránh những gì ta cảm thấy khó chịu, trốn tránh những người ta cảm thấy khó chịu ta tự để mất khả năng thay đổi cuộc đời mình, khả năng phát triển ở bên trong mình.
24. Qui luật bổ sung. Chúng ta cần những con người, những sự kiện, những nguồn kiến thức có khả năng đem lại cho ta những gì ta cần, nhưng ta chỉ có được rất ít. Chúng ta cố gắng trở thành người tham dự vào tiềm lực của những người khác. Ta xây cho mình từ phía ngoài. Ta mong muốn có ai đấy, có cái gì đấy – đấy là sự phủ nhận những ưu điểm của mình, là sự thiếu tin tưởng vào những gì mà ta có.
25. Qui luật phản ứng dây chuyền. Nếu bạn mải mê với những tình cảm tiêu cực của mình thì lo lắng này sẽ kéo theo lo lắng khác. Còn nếu bạn thả hồn cho mộng mơ thì những ảo mộng sẽ xua đi hiện thực. Con người đôi khi rất khó từ bỏ những luồng ý nghĩ tiêu cực, không thực tế vì thói quen lo lắng, đau khổ, ước mơ, nghĩa là rời xa thực tại, rời xa sự giải quyết tích cực mọi vấn đề.
26. Qui luật kìm nén. Những gì mà con người kìm nén trong suy nghĩ, hành động của mình, những gì con người phủ nhận ở trong mình đến một thời điểm thích hợp sẽ tràn ra bên ngoài. Ta cần biết tiếp nhận ý nghĩ và tình cảm của mình chứ không phải ghìm nén nó. Hãy biết tiếp nhận những gì bạn không thích ở trong mình và đừng chỉ trích nó. Điều này cho phép ta sống một cuộc đời đầy đủ hơn.
27.Qui luật tiếp nhận. Cuộc đời tự thân không tốt mà cũng chẳng xấu. Tốt hay xấu là ở tri giác của ta. Cuộc đời là như vốn có. Cần tiếp nhận nó, tận hưởng và tin vào nó, tin theo sức mạnh của lý trí và sự chỉ bảo của trái tim Tất cả sẽ như vốn có, thậm chí nếu có khác”.
28. Qui luật đánh giá bản thân mình. Những người xung quanh thường đánh giá một người như người này tự đánh giá mình. Ta cần tiếp nhận và đánh giá chính mình. Đừng tạo cho mình thần tượng, đừng coi ý kiến của mọi người về mình là chân lý. Đi cố gắng giành được tình yêu của tất cả mọi người (là điều không thể), bạn coi thường những nhu cầu của mình, bạn có thể đánh mất mình, đánh mất sự kính trọng đối với bản thân mình. Một con người hoàn hảo trong mọi mặt là điều không tưởng. Bạn đáng giá bấy nhiêu theo bạn tự đánh giá mình, tuy nhiên sự thực tế ở đây không hề có hại.
29. Qui luật trao đổi năng lượng. Con người càng nhận thức được mình và thế giới thì càng có thể cho và nhận nhiều hơn. Cần biết cách trao đổi công bằng và tương xứng với số phận. Nếu bạn cho nhiều hơn nhận thì đến một ngày bạn sẽ kiệt quệ. Nếu bạn cho một ai đấy nhiều hơn những gì bạn nhận được ở người ta thì có thể xuất hiện sự hờn giận. Thế giới này được tạo ra sao cho có thể chia sẻ được với nhau.
30. Qui luật ý nghĩa cuộc đời. Ta đến đời này từ cõi hư vô, cố gắng sống một cuộc đời ý nghĩa rồi sau đó lại trở về hư vô. Mỗi người có ý nghĩa cuộc đời của riêng mình mà ý nghĩa này có thể thay đổi trong những quãng đời khác nhau. Đâu là ý nghĩa của cuộc đời – khát khao đạt đến một điều gì hay chỉ là đơn giản sống? Vì rằng khát khao đạt đến một điều gì đấy, ta bỏ qua chính cuộc đời, nghĩa là, vì kết quả ta đánh mất quá trình. Có thể ý nghĩa chính của cuộc đời – là tự thân cuộc đời. Cần tham dự vào cuộc đời, tiếp nhận nó, khi đó, ta sẽ cảm nhận được nó trong sự đa dạng, và khi đó cuộc đời sẽ tô điểm cho sự tồn tại của con người những sắc màu của nó. Con người chỉ có thể tìm ra ý nghĩa cuộc đời ở bên ngoài mình, trong thế giới. Người chiến thắng trong cuộc đời là người không cầu xin ở số phận một đơn thuốc duy nhất, một phương thuốc bách bệnh cho mọi bất hạnh của mình.